Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định(P1)

    Lượt xem: 1091

Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định(P1)

Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định được quy định tại điều 13 thông tư 45/2013/TT-BTC và các phương pháp trích khấu hao TSCĐ này được hướng dẫn cụ thể  và chi tiết  tại Phụ Lục 2 của TT 45/2013/TT-BTC.

Tùy vào mục đích sử dụng tài sản trong doanh nghiệp mà kế toán có thể lựa chọn 1 trong các phương pháp trích khấu hao cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kế toán Tri Thức Việt xin giới thiệu đến các bạn các phương pháp trích khấu hao hiện nay mà các doanh nghiệp có thể sử dụng:

  1. PHƯƠNG PHÁP TRÍCH KHẤU HAO ĐƯỜNG THẲNG:

Phương pháp khấu hao đường thẳng Là phương pháp tính khấu hao mà mức khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.

  1. Điều kiện áp dụng :

– Áp dụng đối với các doanh nghiệp mà TSCĐ sử dụng lâu dài, không cần thay đổi công nghệ nhanh

  1. Nội dung của phương pháp:

Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:

– Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Mức khấu hao trung bình năm=Nguyên giá của tài sản cố định
Thời gian sử dụng

 

 

Mức khấu hao trung bình tháng=Mức khấu hao trung bình năm
12 tháng

 

 

Chú ý: Đối với tài sản cố định doanh nghiệp đưa vào sử dụng từ ngày nào thì tính khấu hao từ ngày đó

Trường hợp doanh nghiệp mua về dùng ngay trong tháng kế toán có thể trích khấu hao ngay theo công thức nay:

Mức khấu hao trong tháng=Mức khấu hao 1 thángxSố ngày sử dụng trong tháng
Số ngày trong tháng

 

Trong đó :

Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng – ngày bắt đầu sử dụng +1

 

  1. Ví dụ minh họa trích khâu hao theo PP đường thẳng:

VD:  Ngày 15/6/2014 Công ty Đào Tạo Tin Học – Kế Toán Tri Thức Việt mua một Ô tô Toyota 7 chỗ phục vụ cho bộ phận quản lý, giá mua chưa thuế GTGT 450 triệu đồng, thuế GTGT được khấu trừ 10%, lệ phí trước bạ phải nộp đối với ô tô này là 50 tr.

Cách tính khấu hao:

B1: Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ

Xác định thời gian sử dụng của TSCD phải theo khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản được quy định tại Phụ lục I Thông tư 45/2013/TT-BTC. Phương tiện vận tải đường bộ có khung thời gian trích khấu hao từ 6-10 năm. Các bạn có thể tùy vào giá trị của tài sản lớn hay nhỏ để xác định thời gian sử dụng của nó. Ở đâu mình ước tính thời gian sử dụng là 8 năm.

B2: Xác định mức trích khấu hao năm

Mức trích khấu hao năm = Nguyên giá/ sô năm  sử dụng

Nguyên giá = 450 tr + 50 tr =  500 tr

Mức trích khâu hao năm = 500/ 8 = 62.5 tr/ năm

B3: Xác định mức trích khấu hao tháng

Mức trịch khâu hao tháng = Mức khâu hao năm/ 12 tháng

Mức khấu hao tháng = 62.5 tr / 12  = 5.208tr/ tháng

B4: Xác định mức trịch khấu hao trong tháng

Mức khấu hao tính trong tháng  này =  (Mức khấu hao tháng/ số ngày trong tháng 6 năm 2014)  x  số ngày sử dụng trong tháng 6

Số ngày sử dụng trong tháng 6  =  số ngày trong tháng 6 – ngày bắt đầu sử dụng +1

số ngày sử dụng trong tháng 6 = 30 – 15+1= 16 ngày

Mức khấu hao trong tháng này = (5.208/30) x 16 = 2.778 tr

Như vậy  trong tháng 6/2014 doanh nghiệp được tính 2.778 tr vào chi phí kinh doanh. Chi phí khấu hao hàng tháng  là 5.208tr và mức khấu hao năm 62.5 tr

 

TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT

Cơ sở 1: Số 3E3, Tập Thể Đại Học  Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tư vấn: 04.6652.2789           hoặc               0976.73.8989

Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán: Click vào đây xem chi tiết

 

 

khấu hao tài sản

 

giam hoc phi tin van phong

 

Comments

comments