Mách Nhỏ Kinh Nghiệm Sinh Viên Kế Toán Mới Ra Trường

    Lượt xem: 736

Mách Nhỏ Kinh Nghiệm Sinh Viên Kế Toán Mới Ra Trường

Khi các bạn đã ra trường, một áp lực mà chắc chắn các bạn sẽ gặp đó là phải có một công việc.

Tâm lý các bạn trẻ muốn tự kiếm tiền nuôi sống bản thân không nhờ vả bố mẹ và hơn nữa các bạn muốn khẳng  định bản thân mình. Nhưng hiện nay, nguồn cung lao động rất nhiều, trong khi số lượng việc làm kế toán mỗi năm từ các doanh nghiệp lại hữu hạn. Sinh viên ngành kế toán ra trường bắt đầu lang thang tìm việc với một chồng hồ sơ được rải khắp nơi tại các công ty hoặc nộp trực tuyến. Nhiều bạn khi xin việc sẽ rất dễ dàng tuy nhiên cũng không ít các bạn đi tới rất nhiều công ty nhưng công ty nào cũng từ chối? Vì sao lại như vậy? Năng lực là một phần quyết định một người phỏng vấn thành công, tuy nhiên một phần cũng rất quan trọng đó là “kinh nghiệm xin việc” của các ứng viên.

Đó là kỹ năng bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Sau đây sẽ là những trường hợp mà các bạn thường dễ mắc phải khi đi phỏng vấn.

 

Ứng viên tham gia phỏng vấn xin việc

Vị trí tuyển dụng kế toán thường có ít nhất 2 vòng tuyển chọn. Sauk hi loại bỏ những hồ sơ không phù hợp với tiêu chí mà công ty đưa ra thì công ty sẽ mời các ứng viên tới tham gia vòng phỏng vấn đầu tiên. Ở vòng này, chủ yếu là kiểm tra nghiệp vụ. Các bạn chỉ cần nắm vững kiến thức được học là có thể qua. Sau khi xem xét, chấm điểm, công ty sẽ chọn ra một số ứng viên xuất sắc nhất để vào vòng phỏng vấn.

Có một trường hợp, một cô gái khá xinh, ăn mặc gọn gàng, hay cười. Cô gái này ban đầu khiến cho nhà tuyển dụng rất dễ chịu. Cô gái tự chủ động giới thiệu về bản thân, hiện nay cô mới tốt nghiệp đại học và đang chuẩn bị học lên cao học. Cô này đã đi làm cho một công ty nên cũng được coi là có chút ít kinh nghiệm. Khi nhà tuyển dụng hỏi cô gái làm việc ở công ty đó bao lâu thì cô ấy nói làm được 2 tháng rồi nghỉ. Sau đó cô ấy cười. Tiếp theo, nhà tuyển dụng hỏi một số nghiệp vụ liên quan đến bản cân đối kế toán, hỏi có điều gì bất hợp lý không thì cô gái bảo là “không” và tiếp tục cười nhẹ nhàng. Từ khi bắt đầu phỏng vấn tới giờ thì chỉ thấy cô ấy cười, thế là nhà tuyển dụng cũng đành cười và cảm ơn mời cô ấy ra về.
Người thứ hai thì ngược lại, cô ấy ít cười, bước vào phòng không một lời chào hỏi mà ngồi thẳng vào trên mặt cũng không thể hiện gì là căng thẳng. Nhà tuyển dụng hỏi thông tin về cô, số năm kinh nghiệm. Cô gái nói có 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán. Nhà tuyển dụng hỏi câu gì, cô ấy trả lời răm rắp nhưng ngắn gọn quá, thành ra thiếu chủ ngữ, vị ngữ. Sau một hồi trả lời, không biết cô gái này có cảm thấy mỏi chân hay không nhưng cô ta gác chân này lên chân kia. Điều này khiến các nhà tuyển dụng cảm thấy cô gái không đàng hoàng khi tham gia buổi phỏng vấn. Và họ cũng không chắc cô gái này phù hợp với công việc kế toáncần một người kiên trì, chịu khó, tỉ mẩn. Thế là họ không hỏi câu gì nữa và nhanh chóng mời cô gái ra về.

Người thứ ba là một người bình thường, mờ nhạt và không có một chút ấn tượng gì với nhà tuyển dụng. Cô ấy cũng có kinh nghiệm làm việc nhiều năm nhưng trong một lĩnh vực khác với lĩnh vực mà công ty đang hoạt động. Khi nhà tuyển dụng đưa ra những tình huống cần giải quyết trong công việc kế toán kiểm toán, cô gái không biết cách để xử lý linh hoạt. Cô ấy cũng chẳng khác gì những người mới ra trường. Những kinh nghiệm mà cô ấy có không giúp cô ấy trong một lĩnh vực khác.

Người thứ tư là người mang lại cho nhà tuyển dụng cảm giác phù hợp nhất trong số các ứng viên. Cô gái này đã có kinh nghiệm 3 năm trong cùng lĩnh vực mà công ty hoạt động, cô ấy cũng làm cho một công ty khá nổi tiếng. Cô gái trả lời phỏng vấn một cách tự tin, các nghiệp vụ kế toán cô ấy nắm rõ, các phần mềm kế toán cô ấy sử dụng rất thành thạo. Tuy nhiên cô ấy yêu cầu một mức lương hơi cao so với mức lương công ty định trả. Do đó các nhà tuyển dụng cân nhắc.

Người cuối tham dự buổi phỏng vấn là một cô gái hiền dịu, khá điềm đạm. Cô gái này có điểm thi nghiệp vụ thấp nhất. Nhà tuyển dụng hỏi cô ấy có biết vì sao điểm thi lại thấp, cô ấy thẳng thắn chia sẻ những hạn chế của bản thân và lý giải một cách thông minh. Câu trả lời không ngập ngừng của cô ấy khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao vì mặc dù cô ấy thua một số người nhưng cô ấy lại nhận thức rõ về khả năng của bản thân. Sau một hồi phỏng vấn, cô gái càng cho thấy mình phù hợp với vị trí này vì tính cách em rất cẩn thận, kiên trì, có mục tiêu rõ ràng. Khi hỏi mức lương thì cô gái yêu cầu mức lương có nhích hơn so với mức lương công ty đưa ra trước đó.

Nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên qua nhiều yếu tố

Sau buổi phỏng vấn, các nhà tuyển dụng họp và đưa ra lựa chọn. Tất cả họ đều thống nhất chọn người cuối cùng. Vì vậy khi đi xin việc, không có kinh nghiệm làm việc nhiều không phải là yếu thế, không có bằng cấp cao không phải là xin việc không được. Xin được việc nó còn cần rất nhiều yếu tố,như:

–          Kiến thức thực sự, có đáp ứng được công việc hay không.

–          Sự tự tin của bạn có phù hợp hay không?

–          Bằng cấp của bạn

–          Thái độ đối với công việc (thường thì thái độ công việc tốt, yêu thích công việc và mong muốn làm việc)

–          Tính cách của bạn có phù hợp với môi trường làm việc không?

–          Bạn có nhận thức rõ về bản thân hay không?

Mong rằng với sự chia sẻ thú vị này, các bạn trẻ học chuyên ngành kế toán mới ra trường còn bỡ ngỡ với việc phỏng vấn xin việc sẽ rút cho bản thân nhiều kinh nghiệm trong những lần phỏng vấn sắp đến. Nếu còn thắc mắc gì, các bạn có thể liên hệ với TIN HỌC KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT để chúng tôi có thể chia sẻ với các bạn bên lĩnh vực kế toán doanh nghiệp.

Chúc các bạn thành công!

Nguồn Linkq

TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT

Cơ sở 1: Số 3E3, Tập Thể Đại Học  Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tư vấn: 04.6652.2789           hoặc               0976.73.8989

Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán: Click vào đây xem chi tiết

TỰ QUYẾT VỀ CON DẤU

giam hoc phi tin van phong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Comments

comments