CÁCH VIẾT CV XIN VIỆC KẾ TOÁN HIỆU QUẢ VÀ ẤN TƯỢNG
- Lượt xem: 1646
- Tweet
CÁCH VIẾT CV XIN VIỆC KẾ TOÁN HIỆU QUẢ VÀ ẤN TƯỢNG
Để có thể viết được một CV xin việc ấn tượng thì trước hết kế toán cần biết CV xin việc là gì? trên CV xin việc cần thể hiện những gì?
CV là viết tắt của từ Curriculum Vitae (sơ yếu lý lịch) là một bản tự thuật tóm tắt về bản thân, cũng như liệt kê các kỹ năng – kinh nghiệm và quá trình học tập của của bản thân bạn để nhà tuyển dụng thấy được năng lực làm việc hay khả năng đáp ứng công việc của bạn.
Thông thường một CV xin gồm có các phần sau:
Cách viết CV xin việc kế toán – Viết một CV theo form mẫu chuẩn đã khó, mà viết cv còn phải hiệu quả cùng với đó phải ấn tượng thì quả thực không dễ chút nào. Tin Học – Kế Toán – Xuất Nhập Khẩu Tri Thức Việt xin chia sẻ kinh nghiệm của bản thân sau nhiều lần thất bại và thành công khi viết đi xin việc kế toán ở nhiều vị trí, level khác nhau. Hi vọng có thể giúp được các bạn phần nào đó trong quá trình đi xin việc.
- Cách viết CV xin việc kế toán cho sinh viên mới ra trường.
Trước tiên, Tin Học – Kế Toán – Xuất Nhập Khẩu Tri Thức Việt muốn nói tới các phần cần có của một CV xin việc, trong trường hợp bạn đã biết rồi cũng nên đọc lướt qua xem có thêm được ý tưởng nào hay không nhé. Các phần chính đó là:
– Tiêu đề CV xin việc: CV/ Sơ yếu lý lịch
Có nhiều bạn quên không biết tiêu đề của bản CV xin việc hay Sơ yếu lý lịch khiến cho bản tường thuật về bản thân của bạn kém hấp dẫn
– Thông tin chung: Phần này bạn hãy nêu về thông tin cá nhân như tên tuổi, địa chỉ, email, số điện thoại và có thể thêm cả các phần chung chung về công việc gần đây nhất của bạn: Công ty, vị trí, mức lương mong muốn,…
– Kinh nghiệm làm việc: Cách viết CV xin việc kế toán cho sinh viên mới ra trường khác biệt lớn nhất với người có kinh nghiệm là ở điểm này. Các bạn kế toán mới ra trường thì làm gì có kinh nghiệm mà ghi vào phần này?
Q: Bạn có nghĩ như thế không?
A: Có -> Bạn nghĩ như thế thì bạn thất nghiệp là đúng rồi
A: Không -> May quá, bạn còn có thể cải tạo được
Kinh nghiệm làm việc trong cv xin việc không nhất thiết phải là công việc làm full time hay làm đúng chuyên ngành mình học. Đây là điểm khác biệt trong cách viết cv xin việc của sinh viên mới ra trường – chỉ cần công việc mình đã làm có những kỹ năng giúp mình làm tốt công việc kế toán trong tương lai thì nên viết vào.
– Một số công việc part-time mà các bạn học kế toán nên viết vào CV nếu đã từng làm (hoặc chưa từng thì nên thử)
+ Thu ngân
+ Kinh nghiệm làm sổ sách cho các công ty cùng với các anh chị mình quen biết,…
+ Trợ giảng tại các trung tâm đào tạo kế toán thực hành
+ Tham gia các dự án về phát triển kinh nghiệm thực tế nghề kế toán: Ví dụ như một dự án của webkynang.vn đang triển khai
+ …
– Kinh nghiệm sống có được từ các dự án mình đã tham gia, quản lý hay dẫn dắt: Kinh nghiệm quản lý công việc của một câu lạc bộ, kinh nghiệm tổ chức team building cho các bạn trong lớp…
– Trình độ học vấn: Đương nhiên rồi, phần này là không thể thiếu với các bạn mới ra trường.
– Thông tin khác: Kỹ năng, sở thích, sở trường,…
- Cách viết CV xin việc kế toán đã có kinh nghiệm
Đối với kế toán đã có kinh nghiệm thì cách viết CV xin việc kế toán cần có nhiều sự tính toán hơn. Cần chắt lọc thông tin và sắp xếp thông tin có khoa học – hợp lý thì mới mong xin được việc trong thời buổi khó khăn như thế này.
– Đầu tiên bạn phải biết cái CV xin việc kế toán bạn đang làm được dùng để ứng tuyển vào vị trí gì, của công ty nào, …
Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng…
– Liệt kê ra các kinh nghiệm của bản thân: Công việc đã trải qua, công việc hàng ngày,…
– Sau đó bạn sắp xếp, phân loại xem những kỹ năng nào, công việc nào sẽ giúp ích nhiều nhất tới ít nhất đối với vị trí ứng tuyển. Cái nào gần nhất với công việc họ đang tuyển thì phải xoáy sâu vào, nói thật kỹ, nói như mình là chuyên gia của lĩnh vực ấy.
Khi bạn có sự chuẩn bị và nỗ lực bạn sẽ tỏa sáng trong vòng loại hồ sơ và phần trình bày.
– Còn về các phần chính của một CV xin việc không khác gì trong phần “Cách viết CV xin việc kế toán cho sinh viên mới ra trường”. Chỉ khác ở phần kinh nghiệm, chúng ta cần nêu ra những công việc, kinh nghiệm giúp mình trở thành ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà họ đang tuyển.
– Đừng gian lận mà khai man chức danh, thời gian làm việc: Bởi với những người có kinh nghiệm trong nghề kế toán là người phỏng vấn bạn thì chỉ cần vài câu hỏi là họ biết bạn nói dối hay không. Không ai muốn tuyển những người nói dối đúng không nhỉ?
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!
Hãy đến với TRI THỨC VIỆT để trao dồi những kinh nghiệm nhé.
Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:
1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.
2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học
Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội
TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT
Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
( Gần nhà sách Trí Tuệ)
Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Cơ sở 3: P1404B CC An Sinh, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tư vấn: 04.6652.2789 hoặc 0976.73.8989
Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán:Click vào đây xem chi tiết