LÀM THẾ NÀO ĐỂ GÂY ẤN TƯỢNG VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG?

    Lượt xem: 2981

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GÂY ẤN TƯỢNG VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG?

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi “Làm thế nào để lấy lòng nhà tuyển dụng?”. Hay là công ty nào gọi phỏng vấn thì bạn chuẩn bị hồ sơ và tới ngày thì lên công ty đó tham dự buổi phỏng vấn? Việc “lấy lòng” nhà tuyển dụng cũng giống như việc tạo ấn tượng ban đầu với phía đối phương. Ấn tượng ban đầu tốt, nhà tuyển dụng sẽ nhớ về bạn, bạn cũng sẽ dễ dàng đánh bại những ứng viên ngang bằng với mình về kinh nghiệm, kiến thức…

Vậy, làm thế nào để “lấy lòng” nhà tuyển dụng?

  1. Tập trung vào những gì bạn có thể mang lại cho công ty

Bạn nên cho nhà tuyển dụng biết rằng, công việc mà nhà tuyển dụng đang cần tuyển bạn hoàn toàn có khả năng làm được. Bạn có thể nêu ra những kinh nghiệm, kiến thức mà mình có được phù hợp với công việc này. Nhà tuyển dụng luôn quan tâm, bạn sẽ làm gì được cho công ty chứ không phải là công ty sẽ mang lại gì cho bạn. Chính vì thế, bạn nên hạn chế việc nói về vấn đề những lợi ích mà công ty có thể đem đến cho mình. Điều này có thể gây mất điềm đối vời nhà tuyển dụng.

  1. Hãy thành thực

Không phải ai trong chúng ta cũng biết cách nói dối tốt. Khi một nhà tuyển dụng hỏi bạn điều gì đó mà bạn hoàn toàn không biết câu trả lời, bạn nên thú nhận điều này. Không nên cứ trả lời vòng vo, hoặc nói không đúng sự thật. Nhà tuyển dụng tinh ý sẽ biết việc bạn đang lung túng đó! Ngoài ra, việc nâng cao bản thân bạn trong sơ yếu lí lịch theo bất cứ cách thức nào đều là sai lầm lớn. Nếu nhà tuyển dụng phát hiện ra trong lúc phỏng vấn, dĩ nhiên bạn sẽ bị đánh rớt ngay lập tức. Không ai thích một nhân viên dối trá cả!

  1. Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ

Trong cuộc phỏng vấn, các nhà tuyển dụng sẽ thường hỏi lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ. Nếu bạn nghỉ việc vì mối quan hệ không tốt với sếp hay đồng nghiệp, tốt nhất bạn nên nói: “Cấp trên của tôi và tôi thường không có cùng quan điểm”, bạn cần tránh cách nói: “Tôi không thích cách làm việc của quản lý cũ, ông ấy quá bảo thủ…”. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người không trung thành. Vì một khi bạn đã nói xấu công ty cũ, thì có nghĩa bạn cũng sẽ dễ dàng nói xấu họ khi bạn chuyển việc. Ngoài ra, nếu nhà tuyển dụng có quen biết với cấp trên của bạn thì chắc hẳn, bạn sẽ chịu một danh tiếng không tốt trong nhìu công ty khác.

Tốt nhất, bạn nên tránh việc đề cấp đến những việc xấu của công ty cũ, dù cho đó là sự thật.

  1. Nhìn vào bản chất công việc

Nguyên tắc cuối cùng này là quan trọng nhất. Trước khi bạn nộp hồ sơ cho một vị trí công việc nào đó, hãy tự đặt ra cho mình một vài câu hỏi, và xác định những gì bạn thực sự tìm kiếm. Trước khi theo đuổi và thực hiện thành công nhiệm vụ của một công ty, bạn phải biết nhiệm vụ của bản thân bạn trong cuộc sống là gì? Tại sao bạn muốn cống hiến thời gian và công sức cho công ty đó?

Sự thành thực được áp dụng không chỉ trong cách thức bạn giao tiếp với nhà tuyển dụng tiềm năng, mà còn cần trong cách thức bạn giao tiếp với chính bản thân mình.

Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội

TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT

Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tư vấn: 04.6652.2789           hoặc               0976.73.8989

Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán:Click vào đây xem chi tiết

NHÀ TUYỂN DỤNG

 

 

 

 

 

 

giam hoc phi tin van phong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Comments

comments