Kế toán cần chuẩn bị những gì trong hồ sơ quyết toán thuế?

    Lượt xem: 829

Kế toán cần chuẩn bị những gì trong hồ sơ quyết toán thuế?

Khi có quyết định kiểm tra hồ sơ, chứng từ kế toán hay còn gọi là quết toán thuế thì kế toán cần chuẩn bị những loại hồ sơ, chứng từ, tài liệu sau

+ Thuế GTGT
+ Thuế TNCNhồ sơ quyết toán thuế

+ Các thuế khác ( thuế xuất, nhập khẩu, thuế TTĐB)

+ Thuế TNDN

Các sắp xếp, tổ chức chứng từ bạn nên thực hiện như sau:

1. Thuế GTGT:

– Tờ khai thuế GTGT hàng tháng là căn cứ quan trọng nhất để cơ quan thuế kiểm tra việc kê khai nộp thuế của DN, do vậy khi nhận được thông báo quyết toán, việc đầu tiên là bạn phải tập hợp đầy đủ các tờ khai của hàng tháng và xếp theo từng năm với nhau. Trường hợp phát hiện thiếu tờ khai của tháng nào cần phải kiểm tra xem tháng đó có kê khai không hay là đánh mất để xử lý.

– Cán bộ thuế thường bắt đầu bằng công đoạn kiểm tra hoá đơn đầu ra đầu vào theo tờ khai đã kê khai hàng tháng. Do vậy bạn nên sắp xếp hóa đơn GTGT đầu ra đầu vào bản gốc kèm theo các tờ khai để cán bộ thuế “chấm” chứng từ.

– Cần phải kiểm tra lại tất cả các hóa đơn đã kê khai nhưng có vấn đề (bị mất bản gốc, số tiền lớn hơn 20tr nhưng không chuyển tiền qua NH, sai tên, địa chỉ, mã số thuế….) photo ra một bản, lập bảng kê để riêng ra.

– Các hóa đơn bị mất bản gốc, chỉ có bản photo cần chuẩn bị kèm theo các công văn báo mất đã gửi cq thuế

– Các hóa đơn đầu ra hủy cần photo kèm với biên bản hủy để riêng ra

– Các hoá đơn mua hàng có giá trị lớn hơn 20 triệu đồng trở lên bạn nên có bản sao chứng từ thanh toán kèm theo để đỡ mất công mỗi lần cán bộ thuế hỏi lại phải đi tìm trong tập sổ phụ ngân hàng.

– Nhân viên thuế thường sẽ đòi 1 file excel tổng hợp tất cả các báo cáo thuế cho họ. Nên tốt nhất mình lập sẵn một file excel tổng hợp đó khi họ cần cung cấp được luôn.

 

2. Thuế TNCN:

Các hồ sơ tài liệu cần chuẩn bị:

– Hợp đồng lao động (để xem xét việc trả lương Gross hay là lương Net, mức lương, các khoản phụ cấp và các chế độ khác…), hồ sơ nhân sự (để chắc chắn nhân sự đó có tồn tại thật tại công ty.

– Quyết định lương, quyết định tăng lương, quy chế lương công ty.

– Bảng lương và các chứng từ thanh toán lương, kèm một file excel tổng hợp từng năm về tổng thu nhập, tổng thuế phải nộp, đã nộp

– Thẻ lương nhân viên có chữ ký của người nhận, UNC chuyển lương qua Ngân hàng

– Các biên lai khấu trừ thuế cho các lao động không ký hợp đồng, các lao động nghỉ việc giữa năm

– Tờ khai đăng ký giảm trừ gia cảnh có xác nhận của cơ quan thuế của từng nhân sự

– Bản sao công chứng hộ chiếu, visa của các cá nhân người nước ngoài

– Các ủy quyền quyết toán thuế của các lao động quyết toán thuế tại doanh nghiệp

– Các giấy tờ khác liên quan
3. Thuế TTĐB:

Thuế này thường là các cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc nhập khẩu các mặt hàng chịu thuế TTĐB. Hồ sơ cần chuẩn bị:

– Các chứng minh thuế TTDB đã nộp ở khâu trước để khấu trừ ở khâu tại doanh nghiệp đối với đơn vị sản xuất mặt hàng chịu thuế

– Các tờ khai nộp thuế, biên lai nộp thuế ở khâu nhập khẩu và bán hàng trong nước
– Tổng hợp doanh số hàng hóa tiêu thụ đặc biệt bán ra

– Các giấy tờ tài liệu khác có liên quan

4. Thuế Xuất nhập khẩu, thuế nhà thầu

Những loại thuế này liên quan đến các hợp đồng kinh tế với các đối tác nước ngoài, do vậy hồ sơ chuẩn bị cần phải để ý đến việc dịch thuật các tài liệu là tiếng Anh.

Hồ sơ chuẩn bị để cán bộ thuế kiểm tra bao gồm:

– Các hợp đồng ngoại bản Tiếng Anh và tiếng Việt, nếu có dịch công chứng là tốt nhất

– Hồ sơ tài liệu liên quan đến các mặt hàng xuất nhập khẩu như: CO, CQ,…

– Tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu

– Chứng từ nộp thuế bằng tiền mặt, chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng (photo)

– Các tài liệu khác có liên quan.

5. Thuế TNDN

Thuế TNDN là loại thuế mà liên quan đến toàn bộ hệ thống tài chính kế toán của doanh nghiệp, nên hồ sơ của loại thuế này chính là toàn bộ sổ sách kế toán, tài liệu kế toán của doanh nghiệp.

Cùng với các hồ sơ tài liệu đã chuẩn bị cho các loại thuế trên, thì bộ hồ sơ thuế TNDN cần chuẩn bị bao gồm:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư (các lần sửa đổi, bổ sung – nếu có)
– Các biên bản kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chức năng… (nếu có)
– Các biên bản họp Hội đồng quản trị liên quan đến tài chính
– Các biên bản họp và báo cáo của Ban kiểm soát liên quan đến tài chính
– Các biên bản họp và báo cáo của Kiểm toán nội bộ liên quan đến tài chính
– Biên bản họp Đại hội cổ đông liên quan đến tài chính
– Hợp đồng lao động
– Hồ sơ cá nhân lao động
– Bảng lương, bảng trích nộp bảo hiểm cho người lao động
– Bảng đối chiếu BH với cơ quan bảo hiểm
– Hồ sơ các khoản nợ giữa cá nhân người lao động và công ty
– Biên bản kiểm tra về lao động (nếu có)
– Quyết định tuyển dụng, quyết định chức danh, quyết định tiếp nhận, quyết định lương
– Tài liệu, hồ sơ đào tạo nhân sự
– Quy chế nhân viên
– Hệ thống sổ sách kế toán
– Hệ thống chứng từ kế toán: hóa đơn mua vào, các chứng từ nộp thuế,HĐKT, biên bản thanh lý hợp đồng, các bảng biểu phân bổ, tổng hợp, các tờ trình, khế ước tiền vay…
– Quyển gốc và lien xanh hóa đơn GTGT bán ra (khớp với sổ mua hóa đơn GTGT)
– Bảng cân đối công nợ phải thu, phải trả
– Xác nhận công nợ bên mua và bên bán đến thời điểm kiểm tra
– Hồ sơ hệ thống TSCĐ hữu hình và vô hình
– Biên bản kiểm kê TSCĐ, CCDC, hang hóa, tiền mặt, xác nhận số dư ngân hàng
– Danh mục các công trình XDCB, đầu tư mua sắm thiết bị chưa hòan thành
– Hệ thống báo cáo tài chính theo quyết định của Nhà nước hàng năm có xác nhận của cơ quan thuế
– Các tờ khai thuế GTGT, thuế XNK, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế TNCN, thuế TNDN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn… hàng tháng có xác nhận của Cơ quan thuế, BCTC đã kiểm toán
– Xác nhận của cơ quan thuế về tình hình thực hiện nghĩa vụ NSNN
– Quy chế tài chính
– Các quy trình hạch toán kế toán, tính giá thành sản phẩm, quy trình lưu chuyển chứng từ nội bộ
– Các quy định về tiêu hao nguyên vật liệu, các tiêu chí phân bổ, trích lập doanh thu, chi phí
– Các quyết định khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC, chi phí trả trước.

Nguồn: giasuKTT

Hãy đến với TRI THỨC VIỆT để trao dồi những kinh nghiệm nhé.

Mời các bạn CLICK VÀO ĐÂY để xem chi tiết nội dung khoá học XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ TỪ A-Z, khoá học theo hình thức cầm tay chỉ việc

Mời bạn CLICK VÀO ĐÂY để xem thêm khóa TIN VĂN PHÒNG TỔNG HỢP THỰC HÀNH TRỰC TIẾP TRÊN OFFICE 2010, HỌC LÝ THUYẾT KẾ HỢP CÙNG THỰC HÀNH, ĐẢM BẢO THÀNH THẠO SAU KHOÁ HỌC

Mời bạn CLICK VÀO ĐÂY để xem thêm khóa kế toán thực hành trên chứng từ thực tế, excel, misa 2015 theo TT 200

Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:

 1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.

2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học

Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội

TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT

Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học  Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

( Gần nhà sách Trí Tuệ)

Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Cơ sở 3: P1404B CC An Sinh, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Tư vấn: 04.6652.2789           hoặc               0976.73.8989

Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán:Click vào đây xem chi tiết

 

Comments

comments