Hướng dẫn xử lý chênh lệch tỷ giá theo thông tư 200

    Lượt xem: 1207

Hướng dẫn xử lý chênh lệch tỷ giá theo thông tư 200


 Hướng dẫn cách xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái, cách xác định tỷ giá mua và tỷ giá bán, cách hạch toán tỷ giá hàng nhập khẩu theo thông tư 200/2014/TT-BTC mới nhất năm 2016

thông tư 200

1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:

Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ.

Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính;

Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.

2. Các loại tỷ giá sử dụng trong kế toán:
Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán phải căn cứ vào:

Tỷ giá giao dịch thực tế.
Tỷ giá ghi sổ kế toán.
Khi xác định nghĩa vụ thuế (kê khai, quyết toán và nộp thuế), doanh nghiệp thực hiện theo các quy định của pháp luật về thuế (mà cụ thể là TT26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015)

2.1. Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế:
a) Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:

– Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;

– Trường hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn;

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh;

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.

+ Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả), tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán. => Tức là nếu mà mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí thông qua 331 thì tài sản và chi phí áp dụng tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.

b) Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính: Là tỷ giá công bố của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) theo nguyên tắc:

– Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với các khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của chính ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ.

– Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại tại thời điểm lập Báo cáo tài chính;

– Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch nội bộ.

2.2. Nguyên tắc xác định tỷ giá ghi sổ: Tỷ giá ghi sổ gồm: Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh hoặc tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động (tỷ giá bình quân gia quyền sau từng lần nhập).

– Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh: Là tỷ giá khi thu hồi các khoản nợ phải thu, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, được xác định theo tỷ giá tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc tại thời điểm đánh giá lại cuối kỳ của từng đối tượng.

– Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động là tỷ giá được sử dụng tại bên Có tài khoản tiền khi thanh toán tiền bằng ngoại tệ, được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị được phản ánh tại bên Nợ tài khoản tiền chia cho số lượng ngoại tệ thực có tại thời điểm thanh toán.

2.3. Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán
a) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm giao dịch phát sinh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với:

– Các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập khác. (Áp dụng tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại mà do người bán chỉ định thanh toán. Vì đối ứng với 511 là bên nớ 133 mà bên nợ 131 thì áp dụng tỷ giá mua vào)

Riêng trường hợp bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập có liên quan đến doanh thu nhận trước hoặc giao dịch nhận trước tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước của người mua (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập).=>Tức là lấy tỷ giá mà lúc ghi nhận trước tiền của khách hàng bên Có TK131

– Các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác. (Áp dụng tỳ giá bán của NHTM mà dự kiến sẽ trả tiền tại thời điểm phát sinh giao dịch nếu thông qua 331. Còn nếu không thông 331 thì áp dụng tỷ giá mua của NHTM)

Riêng trường hợp phân bổ khoản chi phí trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ thì chi phí được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận chi phí).=> Tức là áp dụng tỷ giá tại thời điểm trả trước chi phí TK 242

– Các tài khoản phản ánh tài sản. (Ghi nhận theo tỷ giá bán của NHTM nơi doanh nghiệp dự kiến trả). Nhưng nếu mà mua không thông qua công nợ phải trả thì áp dụng tỷ giá mua của NHTM nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán

Riêng trường hợp tài sản được mua có liên quan đến giao dịch trả trước cho người bán thì giá trị tài sản tương ứng với số tiền trả trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước cho người bán (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản).

– Tài khoản loại vốn chủ sở hữu: Tỷ giá mua của NHTM nơi doanh nghiệp mở tài khoản

– Bên Nợ các TK phải thu (Áp dụng tỷ giá mua); Bên Nợ các TK vốn bằng tiền (Áp dụng tỷ giá mua); Bên Nợ các TK phải trả khi phát sinh giao dịch trả trước tiền cho người bán (Áp dụng tỷ giá bán của NHTM mà doanh nghiệp chuyển tiền hoặc tỷ giá bán của NHTM mà thường xuyên giao dịch).

– Bên Có các TK phải trả (Áp dụng tỷ giá bán); Bên Có các TK phải thu khi phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua (Áp dụng tỷ giá ghi vào bên Nợ của TK 1112, và 1122 tức là tỷ giá mua);

b) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với các loại tài khoản sau:
– Bên Có các TK phải thu (ngoại trừ giao dịch nhận trước tiền của người mua. Vì khi thu tiền trước của khách hàng thì áp dụng tỷ giá mua của NHTM nơi người bán chỉ định) (ghi theo tỷ gía thực tế đích danh của lần ghi nhận nợ phải thu); Bên Nợ TK phải thu khi tất toán khoản tiền nhận trước của người mua do đã chuyển giao sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ, khối lượng được nghiệm thu (ghi theo tỷ giá thực tế đích danh lúc mà nhận trước tiền); Bên Có các TK khoản ký cược, ký quỹ, chi phí trả trước;

– Bên Nợ các TK phải trả (ngoại trừ giao dịch trả trước tiền cho người bán. Vì trả trước cho người bán là áp dụng tỷ giá bán của NHMT nơi DN dự trừ trả tiền); Bên Có TK phải trả khi tất toán khoản tiền ứng trước cho người bán do đã nhận được sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ, nghiệm thu khối lượng.
– Trường hợp trong kỳ phát sinh nhiều khoản phải thu hoặc phải trả bằng ngoại tệ với cùng một đối tượng thì tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động của các giao dịch với đối tượng đó.

c) Khi thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán ở bên Có các TK tiền.

2.4. Nguyên tắc xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Là các tài sản được thu hồi bằng ngoại tệ hoặc các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ. Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ có thể bao gồm:
a) Tiền mặt, các khoản tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ;
b) Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ:

– Các khoản trả trước cho người bán và các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ phải nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
– Các khoản người mua trả tiền trước và các khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc doanh nghiệp không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và sẽ phải trả lại các khoản nhận trước bằng ngoại tệ cho người mua thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
c) Các khoản đi vay, cho vay dưới mọi hình thức được quyền thu hồi hoặc có nghĩa vụ hoàn trả bằng ngoại tệ.
d) Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ; Các khoản nhận ký cược, ký quỹ phải hoàn trả bằng ngoại tệ.

2.5 Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá:

– Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản: Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản phải trả.

– Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá đều được phản ánh ngay vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) tại thời điểm phát sinh.

– Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại tất cả các thời điểm lập BCTC. Tức là không phân doanh nghiệp đã đi vào hoạt động hay chưa đi vào hoạt động thì chênh lệch tỷ giá không treo lại 413 nữa mà phải bù trừ giữa bên nơ và bên có của 413 phần còn lại hạch toán vào 515 (nếu lãi) hoặc 635 (nếu lỗ). Ngoại trừ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
– Doanh nghiệp không được vốn hóa các khoản chênh lệch tỷ giá vào giá trị tài sản dở dang.

3. TỪ LÝ LUẬN TRÊN ÁP DỤNG MỘT SỐ GIAO DỊCH TRONG THỰC TẾ VỀ XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ GIAO DỊCH THỰC TẾ VÀ TỶ GIÁ GHI SỔ THỰC TẾ ĐÍCH DANH HOẶC TỶ GIÁ GHI SỔ BÌNH QUÂN GIA QUYỀN DI ĐỘNG TRONG MỘT SỐ GIAO DỊCH CHI TIẾT CỦA TỪNG TÀI KHOẢN NHƯ SAU:

Xác định tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch thực tế phát sinh:

Nhận góp vốn: Tỷ giá giao dịch thực tế khi nhận góp vốn là tỷ giá mua của NHTM nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn;
Khoản phải thu khách hàng
Bên nợ phải thu (Khi phát sinh các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ): Kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá mua của NHTM nơi chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh);

Riêng trường hợp nhận trước của người mua, khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu thì bên Nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã nhận trước. Lúc này doanh thu tương ứng với số tiền nhận được ghi nhận theo tỷ giá ghi sổ tại thời điểm nhận trước

Bên Có khoản phải thu khách hàng bằng ngoại tệ (Khi thu hồi nợ phải thu khách hàng): kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được xác định là tỷ giá bình quân gia quyền di động các giao dịch của khách hàng nợ đó.
Riêng trường hợp phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua thì bên Có tài khoản 131 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá ghi vào bên Nợ tài khoản tiền tức là tỷ giá mua vào của NHTM) tại thời điểm nhận trước

Khoản phải trả người bán
Bên Có khoản phải trả (Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán bằng ngoại tệ): kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch).

Riêng trường hợp ứng trước cho nhà thầu hoặc người bán, khi đủ điều kiện ghi nhận tài sản hoặc chi phí thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước.

Bên Nợ khoản phải trả (Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán bằng ngoại tệ): kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ (Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó).

Riêng trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu hoặc người bán thì bên Nợ tài khoản 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá bán của ngân hàng nơi thường xuyên có giao dịch) tại thời điểm ứng trước;

Doanh thu (TK loại 5) và thu nhập khác (Tài khoản loại 7) sẽ được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch tức là tỷ giá mua của NHTM được chỉ định bởi bên bán.
Riêng trường hợp mà doanh thu và thu nhập khác ghi nhận từ khoản nhận trước của khách hàng thì tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua NHTM tại ngày thực tế nhận tiền trước của khách hàng chứ không phải tỷ giá thực tế tại ngày ghi nhận doanh thu và thu nhập khác.

Đối với giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí mà mua chịu (chưa thanh toán) thì ghi nhận theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh là tỷ giá bán của NHTM mà doanh nghiệp thường xuyên giao dịch. Nếu mua mà trả tiền liền thì lấy tỷ giá mua của NHTM nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.
Đối với tài sản mà mua được hình thành từ vấn đề trả trước cho người bán thì tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày trả trước cho người bán tức là áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động của tài khoản vốn bằng tiền tại ngày trả trước ho người bán chứ không phải tại ngày ghi nhận tài sản.
Cách hạch toán tài khoản tiền tệ có gốc ngoại tệ (TK 1112 và TK 1122)

Bên Nợ: Các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (Có thể là tỷ giá bán của ngân hàng nếu mua ngoại tệ hoặc là tỷ giá mua của ngân hàng TM mà được khách hàng thanh toán); NHƯNG

+Rút ngoại tệ từ ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt thì áp dụng tỷ giá ghi sổ kế toán của TK 1122 (tức là tỷ giá bình quân gia quyền di động)

+Rút quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ gửi vào NH thì phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ kế toán của tài khoản 1112 (tức là tỷ giá bình quân gia quyền di động)

Bên Có: Các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động.

Xác định tỷ giá áp dụng khi ĐÁNH GIÁ LẠI các tài khoản có gốc ngoại tệ

Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: Áp dụng tỷ giá mua ngoại tệ của NHTM nơi DN thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập BCTC, cụ thể một số tài khoản như sau:
+Tiền mặt:Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng đánh giá lại số dư tiền mặt bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của NH TM nơi DN thường xuyên có giao dịch (do DN tự lựa chọn) tại thời điểm lập BCTC.

+Tiền gửi: Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của chính NH TM nơi DN mở tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập BCTC. Trường hợp DN có nhiều tài khoản ngoại tệ ở nhiều NH khác nhau và tỷ giá mua của các NH KHÔNG có chênh lệch đáng kể thì có thể lựa chọn tỷ giá mua của một trong số các NH nơi DN mở tài khoản ngoại tệ làm căn cứ đánh giá lại.

Kết luận điểm này:

-Có thể chọn 1 tỷ giá mua của 1 ngân hàng để làm tỷ giá đánh giá lại số dư của tất cả tài khoản 1122 tại từng ngân hàng nếu KHÔNG CÓ CHÊNH LỆCH ĐÁNG KỂ VỀ MẶT TỶ GIÁ GIỮA CÁC NGÂN HÀNG HOẶC

-Từng tài khoản ngoại tệ tại từng ngân hàng thì chọn tỷ giá mua của từng ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để đánh giá lại số dư ngoại tệ khi lập BCTC (Tức lúc này sẽ có nhiều tỷ giá mua vào khác nhau khi đánh giá 1122)

+Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải thu:
Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải thu của khách hàng là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu và giao dịch tại nhiều ngân hàng thì được chủ động lựa chọn tỷ giá mua của một trong những ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch.
(Tức là nếu Cty có nhiều khoản phải thu khách hàng bằng ngoại tệ giao dich tại các ngân hàng khác nhau thì lúc này Công ty được quyền chọn lựa 1 tỷ giá mua vào của ngân hàng mà thường xuyên giao dịch để làm tỷ giá chuẩn đánh giá cho tất cả các khoản phải thu khách hàng)

+Khoản ký quỹ, đặc cọc đây là tài sản thì được đánh giá lại tài khoản có gốc ngoại tệ theo tỷ giá mua của NHTM nơi doanh nghiệp thường xuyên giao dịch

+Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả:Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải trả cho người bán là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (khoản phải thu và khoản phải trả) phát sinh từ các giao dịch nội bộ. => Tức là cho phép các khoản phải thu và phải trả trong tập đoàn thì được quyền sử dụng 1 tỷ giá do cty mẹ quy định để đánh giá lại tại thời điểm lập báo cáo tài chính hoặc nếu không quy định 1 tỷ giá chung thì áp dụng nguyên tắc trên.


4. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu (Theo TT200)

4.1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ (kể cả chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của các doanh nghiệp không do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ):

a) Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642
(Tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch).
Lấy tỷ giá mua của chính ngân hàng mà thanh toán
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
Lấy tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

b) Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền, khi vay hoặc nhận nợ nội bộ… bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642…
(Lấy tỷ giá bán của NHTM mà doanh nghiệp vay hoặc tại tỷ giá bán của NHTM mà doanh nghiệp dư kiến trả)

Có các TK 331, 341, 336…
(Lấy tỷ giá bán của NHTM mà doanh nghiệp vay hoặc tại tỷ giá bán của NHTM mà doanh nghiệp dư kiến trả)

c) Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:

– Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước).
Lấy tỷ giá bán của NHTM nơi doanh nghiệp trả tiền hoặc tỷ giá bán của NHTM mà thường xuyên giao dịch
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
Lấy tỷ gia ghi sổ bình quân gia quyền di động
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

– Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán, kế toán phản ánh theo nguyên tắc:

+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 . Lấy tỷ giá bán tại ngày ứng trước
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày ứng trước). Lấy tỷ gia giao dịch thực tế tại ngày ứng trước là Tỷ giá bán của NHTM.

+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ còn nợ chưa thanh toán tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (ngày giao dịch), ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642
(tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch).
Lấy tỷ giá bán tại thời điểm ghi nhận phải trả của NHTM mà dự kiến trả
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày giao dịch). Lấy tỷ giá bán tại thời điểm ghi nhận phải trả của NHTM mà dự kiến trả

d) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính, nợ nội bộ…), ghi:

Nợ các TK 331, 336, 341,… (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Lấy tỷ giá thực tế đích danh của từng khoản nợ hoặc tỷ giá bình quân gia quyền di động của các khoản nợ nếu người bán có nhiều khoản giao dịch ngoai tệ
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Lấy tỷ già bình quân gia quyền di động cho mỗi lần thanh toán bên có của TK 1112,1122
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

e) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi:

Nợ các TK 111(1112), 112(1122), 131… (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch). Lấy tỷ giá mua của NHTM nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận tiền hoặc tỷ giá mua của NHTM mà thường xuyên giao dịch
Có các TK 511, 711 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).
Lấy tỷ giá mua của NHTM nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận tiền hoặc tỷ giá mua của NHTM mà thường xuyên giao dịch

g) Khi nhận trước tiền của người mua bằng ngoại tệ để cung cấp vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:
– Kế toán phản ánh số tiền nhận trước của người mua theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, ghi:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122).
Tỷ giá mua của NHTM mà doanh nghiệp mở tài khoản
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
Tỷ giá mua của NHTM mà doanh nghiệp mở tài khoản

– Khi chuyển giao vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ cho người mua, kế toán phản ánh theo nguyên tắc:

+ Đối với phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã nhận trước của người mua, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước). Lấy theo tỷ giá mua vào của NHTM mà tại thời điểm nhận trước
Có các TK 511, 711.
Lấy theo tỷ giá mua vào của NHTM mà tại thời điểm nhận trước

+ Đối với phần doanh thu, thu nhập chưa thu được tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng .
Lấy tỷ giá mua vào NHTM mà bên bán chi định tại thời điểm phát sinh doanh thu và thu nhập khác
Có các TK 511, 711.
Lấy tỷ giá mua vào NHTM mà bên bán chi định tại thời điểm phát sinh doanh thu và thu nhập khác

h) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).
Lấy tỷ giá mua vào của NHTM mà doanh nghiệp thường xuyên giao dịch hoặc tỷ giá mua vào của NHTM mà doanh nghiệp chỉ định bên mua trả
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138 (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Lấy tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh của từng đối tượng khách hàng tại thời điểm ghi nhận hoặc hoặc tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động cho các giao dịch nợ của khách hàng nếu khách hàng có nhiều giao dịch nợ
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

i) Khi cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ các TK 121, 128, 221, 222, 228 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).
Tỷ giá mua của NHTM mà doanh nghiệp thường xuyên giao dịch hoặc tỷ giá mua của NHTM mà doanh nghiệp mở tài khoản
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động cho mỗi lần xuất tiền ra
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

k) Các khoản ký cược, ký quỹ bằng ngoại tệ

– Khi mang ngoại tệ đi ký cược, ký quỹ, ghi:
Nợ TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ.
Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Tỷ giá ghi sổ bình quan gia quyền di động

– Khi nhận lại tiền ký cược, ký quỹ, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế khi nhận lại).
Tỷ giá mua vào của NHTM nơi doah nghiệp mở tài khoản hoặc tỷ giá mua vào của NHTM mà doanh nghiệp thường xuyên giao dịch
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá)
Có TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ (tỷ giá ghi sổ).
Tỷ gia ghi sổ lúc ban đầu là tỷ giá thực tế đích danh
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá).

4.2. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

a) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo:

– Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,..
Tỷ giá mua vào của NHTM mà doanh nghiệp thường xuyên giao dịch hoặc tỷ giá mua vào của NHTM mà doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm lập báo cáo tài chính, Hoặc tỷ giá bán của ngân hàng thương mại đối với các khoản nợ phải trả
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

– Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,…
Tỷ giá mua vào của NHTM mà doanh nghiệp thường xuyên giao dịch hoặc tỷ giá mua vào của NHTM mà doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Hoặc tỷ giá bán của ngân hàng thương mại đối với các khoản nợ phải trả

b) Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Kế toán kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại (theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có của TK 4131) vào chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:

– Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).

– Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

5. Các ví dụ

Ví dụ 1: về trường hợp khách hàng trả tiền trước 1 phần

Ví dụ 2: Bán hàng sau đó mới thu tiền nhưng bán hàng nhiều lần trong năm

Ví dụ 3: Ký quỹ mỡ L/C và trước 100% cho nhà CC, sau đó nhận hàng

Ví dụ 4: Trả trước một ít, sau đó nhận hàng trả phần còn lại

6.Khi công ty muốn xác định doanh thu và chi phí để tính thuế TNDN thì áp dụng TT26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 hướng dẫn về thuế

Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:

– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.
– Các trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014.”

=> Điểm này cũng giống như TT200 không có gì khác. Tức là tỷ giá ghi nhận doanh thu chi phí theo kế toán và thuế là hoàn toàn giống nhau.

Hy vọng, bài viết này sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn tổng quát về việc ghi nhận tỷ giá trong các giao dịch phát sinh tại doanh nghiệp (gồm giao dịch phát sinh trong kỳ và giao dịch đánh giá lại cuối kỳ)

Nguồn: Linkq

Hãy đến với TRI THỨC VIỆT để trao dồi những kinh nghiệm nhé.

Mời các bạn CLICK VÀO ĐÂY để xem chi tiết nội dung khoá học XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ TỪ A-Z, khoá học theo hình thức cầm tay chỉ việc

Mời bạn CLICK VÀO ĐÂY để xem thêm khóa TIN VĂN PHÒNG TỔNG HỢP THỰC HÀNH TRỰC TIẾP TRÊN OFFICE 2010, HỌC LÝ THUYẾT KẾ HỢP CÙNG THỰC HÀNH, ĐẢM BẢO THÀNH THẠO SAU KHOÁ HỌC

Mời bạn CLICK VÀO ĐÂY để xem thêm khóa kế toán thực hành trên chứng từ thực tế, excel, misa 2015 theo TT 200

Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:

 1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.

2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học

Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội

TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT

Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học  Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

( Gần nhà sách Trí Tuệ)

Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Cơ sở 3: P1404B CC An Sinh, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Tư vấn: 04.6652.2789           hoặc               0976.73.8989

Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán:Click vào đây

Comments

comments