Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán thuế cho người mới đi làm

    Lượt xem: 1095

Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán thuế cho người mới đi làm

hinh anh hoc vien trung tam tri thuc viet - ke toan xay dung

 

Kế toán thuế mới đi làm sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong công tác tiếp tận với công việc thực tế, để giảm bớt lỗi lo đó Công ty đào tạo tin học kế toán Tri Thức Việt xin được chia sẻ một vài kinh nghiệm nho nhỏ cho các kế toán mới đi làm:

 

Trong buổi đầu tiên đi làm cái mà kế toán thuế cần phải quan tâm nhất đó chính là GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH, thông tin trên giấy phép đăng ký kinh doanh kế toán phải năm rõ thật chính xác, nó là căn cứ để bạn lập hóa đơn chứng từ: tên công ty,mã số thuế, người đại diện… ngoài ra nó còn cho bạn biết số vốn điều lệ của công ty ( kê khai thuế Môn bài), hình thức góp vốn…

Tiếp nhận hồ sơ, sổ sách, chứng từ:

+ Nếu bạn đi làm ở một công ty hoàn toàn mới thì bạn có thể tham khảo cách đăng ký thuế với cơ quan thuế cho doanh nghiệp mới thành lập :

1-    Nộp tờ khai thuế môn bài

2-    Ký hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà để đặt trụ sở chính (nếu thuê thì phải nộp thuế và được tính chi phí còn mượn nhà thì ko phải nộp thuế và ko được tính vào chi phí của DN) (hướng dẫn học viên tính thuế thuê nhà sau khi học xong thuế GTGT, TNCN và TNDN)

3-    Xây dựng hệ thống sổ sách kế toán.

4-    Tiến hành thủ tục mở tài khoản công ty tại Ngân hàng để thực hiện việc giao dịch của công ty với đối tác.

5-    Đặt in hóa đơn:

+ Nếu bạn đi làm ở dạng bổ sung nhân sự thì kế toán trưởng, hoặc trưởng phòng sẽ phân chia công việc cụ thể cho bạn.

+ Còn nếu bạn đi làm ở dạng thay nhân sự thì bạn cần được bàn giao, tiếp nhận các giấy tờ, sổ sách, chứng từ sau:

Lập biên bản bàn giao có xác nhận của Giám đốc công ty:

Nhận bàn giao BCTC và sổ sách, chứng từ kế toán. Phải kiểm tra tài liệu sổ sách, BCTC xem các năm trước làm có đúng không.

1-    Nhận báo cáo sổ sách gồm:

+ Báo cáo tài chính

+ Tờ khai thuế tháng (12 tháng), tờ khai quý (4 quý), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

+ Sổ sách (sổ tổng hợp, sổ chi tiết ….)

2-    Nhận chứng từ gồm:

+ Hóa đơn đầu vào, đầu ra (bản gốc)

+ Hố sơ, hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán hàng hóa….

+ Phiếu thu, chi, nhập, xuất…

+ Chứng từ ngân hàng….

Công việc của kế toán thuế dường như đã được lập trình sẵn theo lịch, kế toán thuế cần chu ý đến các thời hạn nộp báo cáo để tránh bị phạt.

1. THUẾ MÔN BÀI: (Nộp theo năm)

– Doanh nghiệp mới thành lập: Sau khi có đăng ký thuế, doanh nghiệp phải kê khai thuế môn bài trong vòng 10 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chấm nhất là ngày cuối cùng của tháng kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh. Nộp thuế môn bài ở Kho bạc NN quận (huyện).

– Doanh nghiệp đang hoạt động: Việc khai thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 của năm khai thuế.

2. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAT): (Áp dụng cho tổ chức kê khai theo phương pháp khấu trừ).

2.1 Kê khai thuế:

– Đối với doanh nghiệp mới thành lập: Tiến hành kê khai và nộp báo cáo thuế vào kỳ kê khai tiếp theo kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

– Doanh nghiệp đang hoạt động: Hàng tháng phải nộp Báo cáo thuế đúng thời hạn, kể cả trong tháng không phát sinh doanh thu.

– Hồ sơ khai thuế GTGT bao gồm: Tờ khai thuế GTGT tháng; Bảng kê hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ; Bảng kê hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ và Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính. (Theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính ban hành).

– Thời hạn: Chậm nhất là ngày thứ 20 hàng tháng nộp tờ khai thuế GTGT.

2.2 Nộp thuế GTGT:

– Trong kỳ kê khai, nếu phát sinh nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp phải nộp số thuế đã tính vào Ngân sách nhà nước trước ngày 22 của tháng tiếp theo kỳ tính thuế.

– Số tiền thuế phải nộp vào Kho bạc Nhà nước, doanh nghiệp tự viết giấy nộp tiền theo hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.

2.3 Quyết toán thuế GTGT:

– Hàng năm, khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải lập Tờ khai tự quyết toán Thuế GTGT.

– Thời hạn nộp tờ khai: Nếu trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp có nhu cầu điều chỉnh số liệu đã kê khai thì Nộp tờ khai tự quyết toán có nội dung điều chỉnh vào trước ngày 25  tháng 01 của năm tiếp theo. Nếu không có nội dung điều chỉnh thì nộp kèm với báo cáo tài chính năm.

3. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP:

3.1 Kê khai thuế:

– Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo.

– Hồ sơ khai thuế TNDN bao gồm: Tờ khai thuế tạm tính theo quý (Theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính ban hành).

3.2 Nộp thuế TNDN:

– Thời hạn nộp thuế TNDN chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý kê khai.

– Số tiền thuế phải nộp vào Kho bạc Nhà nước, doanh nghiệp tự viết giấy nộp tiền theo hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.

3.3 Quyết toán thuế TNDN:

– Hàng năm, khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải lập Tờ khai tự quyết toán Thuế TNDN.

– Thời hạn nộp tờ khai: Nộp kèm với báo cáo tài chính năm.

– Khi quyết toán, theo số liệu của Báo cáo tài chính, nếu số thuế TNDN còn lại phải nộp , DN phải nộp trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày nộp quyết toán năm.

4. BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM:

– Hàng năm, sau khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải hoàn thành hệ thống sổ sách kế toán và Lập báo cáo tài chính năm.

– Thời hạn nộp Báo cáo tài chính: Trong 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

– Nơi nhận báo cáo tài chính: Chi cục thuế quận huyện nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính và Thống kê nhà nước.

5. THAY ĐỔI THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THUẾ:

– Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp, người nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế) trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin.

– Trường hợp có sự thay đổi trụ sở của người nộp thuế dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế đã khai trước khi thay đổi trụ sở và không phải quyết toán thuế với cơ quan thuế (trừ trường hợp thời điểm thay đổi trụ sở trùng với thời điểm quyết toán thuế năm).

– Trường hợp thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký thuế thay đổi, cơ quan thuế quản lý trực tiếp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế đã cấp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế mới cho người nộp thuế.

Để có thể làm kế toán Thuế thật giỏi thì một kinh nghiệm xương máu đó chính là các bạn kế toán phải thường xuyên cập nhật tất cả các thông tu nghị định mới nhất của Luật thuế, cập nhật các chính sách ưu đãi của chính phủ để làm giảm số thuế phải nộp cho doanh nghiệp.

Địa chỉ đào tạo kế toán tốt nhất hà nội là Công ty đào tạo tin học kế toán Tri Thức Việt

Còn chờ gì nữa các bạn hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi :

Công ty đào tạo tin học kế toán Tri Thức Việt

04.6652.2789   –   01699.13.6789

http://ketoantrithucviet.com

Comments

comments