Cách làm kế toán thuế dịch vụ

    Lượt xem: 733

Cách làm kế toán thuế dịch vụ

Cách làm kế toán thuế dịch vụ như thế nào? Kế toán thuế dịch vụ đang ngày càng phát triển rộng rãi vì tính tiện ích của nó. Các Doanh nghiệp nhỏ hiện nay đều có xu hướng thuê dịch vụ kế toán bên ngoài bởi những khó khăn hiện tại hay cũng có thể họ chưa muốn tuyển thêm kế toán. Như vậy, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng cần  biết những cách làm kế toán thuế dịch vụ sao cho vừa phục vụ tối đa nhu cầu cho khách hàng, vừa mang lại lợi ích và lợi nhuận cho doanh nghiệp mình.

 

Kế toán thuế dịch vụ là gì?

  • Hiện nay, có rất nhiều các tác động ảnh hưởng đến tình hình Kế toán thuế của mỗi Doanh nghiệp. Không ít Doanh nghiệp đã mắc phải các rủi ro đáng tiếc chỉ do một chút không hiểu biết, một chút không coi trọng công việc kế toán này và bản thân Chủ Doanh nghiệp. Kế toán thuế dịch ra đời như là một tất yếu giúp các doanh nghiệp giải quyết những vướng mắc này.
  • Kế toán thuế dịch vụ có nghĩa là những Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán thuế sẽ làm tất cả các công việc của một người kế toán thuế với các công việc phát sinh cho một năm tài chính của Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ.

Lý do sử dụng kế toán thuế dịch vụ là gì?

Đa số dịch vụ kế toán thuế đều được các công ty nhỏ hoặc mới công ty mới thành lập sử dụng bởi:

  • Công việc ít phát sinh nên kế toán có thể không có nhiều kinh nghiệm giải quyết các vấn đề Doanh nghiệp đang vướng mắc. Có thể không phát hiện ra những sai phạm hiện đang tồn tại
  • Vì công việc ít nên kế toán thường không nắm bắt rõ những thay đổi của  nhà nước
  • Chi phí thuê nhân viên kế toán cao, có nhiều năm kinh nghiệm: từ 3 triệu đồng trở lên (đối với các nhân viên kế toán trình độ cao, chi phí tiền lương có thể tăng lên cao hơn nữa)
  • Nhân sự thường xuyên thay đổi, làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của DN.

Cách làm kế toán thuế dịch vụ như thế nào?

Một số vấn đề về cách làm kế toán thuế dịch vụ

Để thực hiện dịch vụ kế toán thuế dịch vụ các Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng cần lưu ý nhiều đến chất lượng đội ngũ kế toán viên cũng như những kỹ năng kê khai và quyết toán thuế. Sau đây là một số những vấn đề về việc cung cấp dịch vụ kế toán thuế:

Cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời

  • Cập nhật các thông tin  kịp thời trong tháng: Hàng tháng cân đối hoá đơn đầu vào đầu ra để đảm bảo phần nộp thuế GTGT.
  • Cung cấp các thông tin tồn  kho hang hoá, vật tư thông báo cho Doanh nghiệp nếu phát hiện thiếu (hàng hoá xuất ra mà không có đầu vào).

Cân đối chi phí hợp lý

  • Hàng tháng dựa vào các hoá đơn chứng từ đã cập nhật, cân đối doanh thu, chi phí đảm bảo kế hoạch lãi, lỗ cho Doanh nghiệp.
  • Tư vấn để giải quyết các vấn đề tồn đọng liên quan.

Hoàn thiện sổ sách theo quy định

  • Lập, lưu chứng từ hợp lệ
  • Sổ sách được hoàn thiện trong tháng, theo đúng chế độ kế toán hiện hành.

Nhiệt tình và có trách nhiệm

  • Có nhân viên phụ trách ổn định, và thực hiện tất cả các công việc giải trình liên quan đến vấn đề chứng từ, sổ sách kế toán với cơ quan thuế.
  • Chịu trách nhiệm nếu thực hiện hạch toán sai so với quy định gây thất thoát cho Doanh nghiệp.

Nội dung kế toán thuế dịch vụ

Công việc hàng tháng

1.Nhận chứng từ

2.Thực hiện công việc kê khai thuế  GTGT

  • Lập tờ khai thuế
  • Nộp báo cáo lên cơ quan thuế theo quy định ( hết hạn ngày 20 hàng tháng)

3. Lập sổ sách kế toán

  • Cập nhật chứng từ, lập tất cả các loại sổ sách theo quy định của luật kế toán:
  • Trong quá trình thực hiện sổ sách sẽ kết hợp cùng Doanh nghiệp để cân đối xử lý tất cả các vấn đề tồn đọng liên quan đến kế hoạch doanh thu, chi phí, lãi lỗ. Đảm bảo quyền lợi của Doanh nghiệp cũng như việc thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước.
  • Kẹp, lưu chứng từ kế toán và chứng từ gốc theo quy định.
  • Lập và báo cáo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đến Doanh nghiệp.
  • Giao dịch giải trình các thắc mắc khi cơ quan thuế yêu cầu.

Công việc hàng quý

1.     Lập báo cáo tạm quyết toán thuế thu nhập Doanh nghiệp: Trên cơ sở sổ sách hang tháng đã hoàn thành kịp thời và có sự cân đối với kế hoạch của Doanh nghiệp, sẽ lập báo cáo tạm quyết toán thuế TNDN và nộp lên cơ quan thuế.

2.     Hoàn thiện toàn bộ sổ sách, chứng từ trong quý và bàn giao cho Doanh nghiệp

Công việc cuối năm

1.       Lập quyết toán thuế TNDN

2.       Lập báo cáo tài chính

Comments

comments