Các thủ thuật gian lận trong báo cáo tài chính doanh nghiệp

    Lượt xem: 1032

Các thủ thuật gian lận trong báo cáo tài chính doanh nghiệp

 Báo cáo tài chính thể hiện sức khỏe, thực lực của một doanh nghiệp. Nó chính là điều kiện đầu tiên để các ngân hàng, nhà đầu tư xem xét cho vay vốn, đầu tư. Vì vậy, các doanh nghiệp đều muốn có một bản  báo cáo tài chính đẹp, chỉn chu. Và một điều tất nhiên  các thủ thuật, mẹo gian lân trong kế tóan báo cáo tài chính được sử dụng.

 

Mình xin chia sẻ  một số thủ thuật mà các doanh nghiệp VN hay dùng cho các bạn tham khảo. (Người làm kế toán nên biết):

1.    Mở rộng tín dụng cho khách hàng

Việc cung cấp thêm tín dụng thường được tập trung vào cuối năm để đẩy mạnh số doanh thu, có thể để đạt được kế hoạch lợi nhuận mà Đại hội đồng cổ đông thông qua. Một trong những cách đó là mở rộng, nới lỏng chính sách tín dụng khi bán chịu cho khách hàng. Ví dụ như thông thường, chính sách bán hàng chịu là 30 ngày, thì doanh nghiệp tăng lên 60 ngày mà không tính lãi suất trả chậm để thu hút khách hàng. Đối với các doanh nghiệp, việc sử dụng đồng vốn hiệu quả luôn là vấn đề đáng quan tâm nên đây sẽ là cơ hội thúc đẩy.

Tuy nhiên, đơn vị mở rộng chính sách thời gian bán chịu thì tỷ lệ thuận với việc dư nợ sẽ tăng lên, rủi ro các khoản nợ xấu, nợ khó đòi cũng tăng.
Các thủ thuật gian lận trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp

2.    Ước lượng khối lượng công việc hoàn thành để ghi nhận doanh thu

Đây là thủ thuật phổ biến đối với các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xây dựng, san lắp công trình. Kiểm toán trong những doanh nghiệp xây dựng thì phức tạp, vì số lượng chất lượng vật tư rất nhiều, khó xác định và kiểm tra mức độ hoàn thành công việc. Ước lượng phần trăm hoàn thành công việc trong việc ghi nhận doanh thu được các doanh nghiệp thổi phồng lên, mặc dù doanh nghiệp vẫn có đủ lý lẽ để chứng minh việc ghi nhận doanh thu của mình là đáng tin cậy để giải trình với kiểm toán. Đặc biệt đối với các công ty cung cấp dịch vụ cho các công trình mà xác định doanh thu dựa trên mức độ hoàn thành.

3.    Không hợp nhất công ty con khi kết quả bất lợi

Một số doanh nghiệp cấu trúc lại hoạt động kinh doanh theo mô hình công y mẹ – con để trở thành tập đoàn đa ngành nghề. Khi đó, doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh và việc mua bán nội bộ phát sinh giữa công ty mẹ và công ty con phát sinh.

 

Theo Đoạn 14 VAS 25 “14.  Số dư các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn, các giao dịch nội bộ, các khoản lãi nội bộ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch này phải được loại trừ hoàn toàn. Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ cũng được loại bỏ trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được.”

 

Theo đó, khi hợp nhất báo cáo tài chính thì doanh thu, chi phí và giá vốn hàng bán cũng được điều chỉnh tương ứng. Ví dụ, doanh thu của Cty mẹ ABC là 1.500, trong đó doanh thu nội bộ từ việc bán hàng cho công ty con của ABC là 300. Nếu hợp nhất báo cáo tài chính, thì doanh thu của công ty mẹ trên BCTC hợp nhất sẽ là 1.200 (1.500 – 300) thay vì 1.500, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sẽ có thể thấp hơn. Như vậy, một số doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng “thổi phồng” doanh thu, nếu không hợp nhất BCTC.

4.    Làm giảm chi phí bằng cách “vốn hóa” giá trị tài sản

Tăng chỉ tiêu lợi nhuận trong kỳ đối với doanh nghiệp có các dự án đầu tư xây dựng cơ bản khi sử dụng vốn vay, thường sử dụng thủ thuật làm giảm chi phí kinh doanh trong kỳ. Thay vì phản ánh số chi phí vốn vay đưa vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thì được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán trong mục giá trị tài sản công trình.

 

Theo Đoạn 18 VAS 16 “Việc vốn hóa chi phí lãi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh“

 

Việc vốn hóa chi phí được thực hiện trong quá trình trước và đang đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản. Việc vốn hóa theo VAS 16 thì cần phải trình bày giá trị vốn hóa tài sản trong kỳ trong báo cáo tài chính.

5. Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính

Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các cổ phiếu đang niêm yết trên sàn thì các khoản đầu tư này đương nhiên được đánh giá lại theo giá thị trường vào thời điểm cuối năm, theo công thức được quy định cụ thể (hiện hành) theo Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 (thay thế Thông tư 13/2006/TT-BTC).

Còn đối với các cổ phiếu chưa niêm yết trên sàn giao dịch, thì doanh nghiệp có những thủ thuật như trích lập thiếu các khoản dự phòng để làm giảm chi phí; hoặc tham vấn các công ty tài chính để không cần trích lập dự phòng

Trích Thông tư 228/2009/TT-BTC:

“+ Đối với các Công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại ngày lập dự phòng.   

+ Đối với các Công ty chưa đăng ký giao dịch ở thị trường giao dịch của các công ty đại chúng thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba (03) công ty chứng khoán tại thời điểm lập dự phòng.”

Vì các doanh nghiệp luôn có xu hướng tạo lòng tin cho nhà đầu tư, nên có thể sẽ áp dụng những thủ thuật phổ biến như trên. Vì thế, các nhà đầu tư cần phải thận trọng nhận định hoạt động KD của doanh nghiệp, tìm hiểu thêm các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, và so sánh các chỉ số tài chính của các DN hoạt động cùng ngành để có cái nhìn khách quan và tổng quát nhất trước khi đưa ra quyết định của mình.

Trung tâm kế toán Tri Thức Việt mở các lớp học kế toán giảng dạy kiến thực, thực hành trên các chứng từ sống của doanh nghiệp, hướng dẫn các thủ thuật, mẹo làm nhanh các báo cáo tài chính, lưu chuyển tiền tệ, xử lý nhanh các nghiệp vụ phát sinh.

Các phương pháp dạy, luật – chính sách –thông tư nghị định luôn được cập nhật, đem lại sự tin cậy, chất lượng tốt nhất cho các học viên.

Nguồn: Internet

 

Comments

comments