Tổng hợp các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN của người lao động mới nhất hiện nay
Khi thực hiện công tác tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho người lao động, nhiều kế toán thường hay nhầm lẫn, chưa nắm rõ các quy định về các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Để giúp các bạn kế toán năm rõ hơn các quy định này, Chúng tôi xin tổng hợp một số điểm cần lưu ý về các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN của người lao động trong năm 2014.
1. Đối với khoản tiền ăn ca : Không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động (NLĐ) với mức chi không vượt quá mức quy định của Bộ Lao Động (BLĐ). (Phần vượt quá mức chi của BLĐ thì sẽ tính phần vượt vào thu nhập chịu thuế).
Hiện nay, Bộ Lao Động quy định phụ cấp ăn ca là 680.000đồng/người/tháng tại TT số10/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2012.
2. Đối với chi phí trang phục : Không tính vào thu nhập chịu thuế của NLĐ nếu mức khoán chi phù hợp với mức quy định hiện hành của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), tại Điều 2 – TT 111/2013/TT-BTC về Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) quy định :
đ4) phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
– Đối với NLĐ làm việc trong các tổ chức kinh doanh, văn phòng đại diện : Mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế (TNCT), TNDN theo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN.
Nếu một năm doanh nghiệp (DN) chi cho NLĐ chi phí trang phục (bằng tiền + hiện vật ) : 5.000.000đồng thì khoản chi 5.000.000đồng này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của NLĐ. Quy định mức khoán chi đồng phục cụ thể tại Khoản 2.6, Điều 6 – TT123/2012/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN:
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
2.6.Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hoá đơn, chứng từ; phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
3) Chi phụ cấp điện thoại, văn phòng phẩm, công tác phí: Không tính vào TNCT của NLĐ nếu mức khoán chi phù hợp với quy định hiện hành.
Tại TT 111/2013/TT-BTC về Thuế TNCN :
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp không có hướng dẫn cụ thể về mức khoán chi thì mức khoán chi được thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị hoặc giám đốc hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp); (Hiện tại, TT123/2012/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN không hướng dẫn cụ thể về mức khoán chi điện thoại, vì vậy mức khoán chi đối với DN áp dụng theo quy định của HĐQT hoặc GĐ, HĐTV.
Các trường hợp chi cao hơn mức khoán quy định thì phần khoán chi cao hơn quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế”.
Công ty khoán chi tiền điện thoại cho người lao động nếu được quy định cụ thể tại hợp đồng lao động và mức khoán chi này được thực hiện theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc giám đốc hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp) là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.
4) Thu nhập từ tiền công làm đêm, làm ngoài giờ :
– Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
a. Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ : Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
b. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
Và theo quy định tại Điều 106- Bộ Luật Lao Động số 10/2012/QH13 (hiệu lực 1/5/2013) :
Điều 106. Làm thêm giờ
1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
5) Trợ cấp 1 lần khi sinh con, hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức…(Thông tư 111/2013/TT-BTC):
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
Nguồn: Internet
Comments
comments