Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm(p1)

    Lượt xem: 1505

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (p1)

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành là một trong các phần kế toán ngại nhất, mỗi công ty sản xuất sẽ có những cách tính giá thành khác nhau.

• Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
• Tổng quan về giá thành và đối tượng tính giá thành
• Tài khoản sử dụng và Quy trình hạch toán tính giá thành
• Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
• Các phương pháp tính giá thành
• Các ví dụ cụ thể bằng hình ảnh minh họa của một số loại hình doanh nghiệp về cách tính giá thành

Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
Để phát huy vai trò của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong điều kiện hiện nay kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và tổ chức tập hợp chi phí theo đúng đối tượng
  • Xác định chính xác chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ
  • Ghi chép phản ánh chính xác, đầy đủ các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất =>Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí, các dự toán chi phí nhằm hạ thấpgiá thành sản phẩm.
  • Tính chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành => Xác định hiệu quả kinh doanh
  • Thực hiện phân tích tình hình chi phí, giá thành => Phục vụ việc lập báo cáo kế toán.

1. Tổng quan về giá thành và Đối tượng tính giá thành

  • Không cần nói ai cũng biết trong một doanh nghiệp việc tính giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ có tầm quan trọng sống còn. Tính được giá thành sẽ cho phép doanh nghiệp có một chiến lược về giá và kiểm soát được lợi nhuận để sản phẩm mang tính cạnh tranh cao mà vẫn có lãi.
    =>Câu hỏi: Những chi phí nào sẽ cấu tạo nên giá thành của sản phẩm
    Trả lời: Giá thành của sản phẩm được cấu tạo bởi 3 khoản mục chi phí

    • Chi phí NVL trực tiếp: là chi phí nguyên vật liệu cấu tạo nên thành phẩm và dịch vụ
    • Chi phí nhân công trực tiếp: tức là để biến những nguyên vật liệu thành thành phẩm thì phải có con người bỏ sức lao động ra. Tức là Cty phải trả tiền công cho những nhân công trực tiếp làm ra sản phẩm
    • Chi phí sản xuất chung: là những khoản chi phí chung liên quan đến việc tạo ra thành phẩm đó (gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền điện, tiền nước..).
  • Sau khi đã biết được cấu tạo chi phí để tạo ra giá thành của sản phẩm thì để tính được giá thành có nghĩa là chúng ta phải xác định được đối tượng tính giá thành của sản phẩm công ty mình đang làm là gì?

Xác định đối tượng tính giá thành: là công việc đầu tiên trong công tác giá thành sản phẩm. Trong doanh nghiệp đối tượng tính giá thành là kết quả sản xuất thu được từ những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm cũng phải căn cứ đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm, đặc điểm tính chất sản phẩm, yêu cầu hạch toán kinh tế và quản lý doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp sản xuất, tuỳ đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành có thể là:

+Từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành.
+Từng sản phẩm, chi tiết, bộ phận sản xuất.
+Từng công trình, hạng mục công trình.
Lưu ý:
+Thông thường doanh nghiệp sản xuất sản phẩm với khối luợng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng.
+Còn nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo từng đơn đặt hàng chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ tính. Giá thành thích hợp là vào thời điểm sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm đó hoàn thành như vậy kỳ tính giá thành của sản phẩm trong trường hợp này có thể không trùng với kỳ báo cáo.

  • Sau khi chúng ta đã xác định được đối tượng tính giá thành của sản phẩm thì bằng mọi cách tính giá thành chúng ta phải tính ra được các khoản chi phí tập hợp riêng 621;622;627 của từng loại sản phẩm; Đơn hàng; Từng công trình => Từ đó kết hợp với sản phẩm hoàn thành chúng ta tính được giá thành của từng loại sản phẩm.

2. Tài khoản sử dụng và Cách hạch toán và tập hợp tính giá thành
2. 1. Tài khoản sử dụng:

TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627: Chi phí sản xuất chung
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 155: Thành phẩm

  • TK sử dụng 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
    Bên nợ: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ kế toán

Chứng từ để ghi vào bên nợ 621:
• Phiếu xuất kho của nguyên vật liệu kèm theo phiếu đề nghị xuất vật tư
• Giá xuất kho của từng loại nguyên vật liệu là theo 1 trong 4 phương pháp tính giá xuất của hàng tồn kho (thường thì phần mềm sẽ làm cho các bạn, nếu các bạn làm kế toán bằng excel thì ).

Bên có:
– Cuối tháng kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ;
– Cuối tháng kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632;
– Cuối tháng, xem xét trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho.
-TK này cuối kỳ không có số dư:

  • Tài khoản sử dụng 622: Chi phí nhân công trực tiếp:
    Bên nợ: Tập hợp toàn bộ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất ra thành phẩm hoặc dịch vụ.

Chứng từ sử dụng: Bảng lương (Cơ sở lập bảng lương là Bảng chấm công, hợp đồng lao động, phiếu sản phẩm hoàn thành và quy chế tính lương, tính thưởng của đơn vị) và Bảng cac khoản trích theo lương

Bên có:
– Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang”
-Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632.
-Tk này không có số dư

Tài khoản sử dụng 627: Chi phí sản xuất chung

Đây là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp

Bên nợ:
Chi phí sản xuất chung tăng trong kỳ (gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương, chi phí tiền điện , nước…)

Chứng từ sử dụng: Chứng từ là hoá đơn điện nước, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, hoá đơn tiền thuê nhà xưởng, Bảng lương….

Bên có:

-Cuối tháng, kết chuyển vào tài khoản 154 để tính giá thành. Thường thì chi phí SXC không tập hợp chung cho từng đối tượng tính giá thành mà phải sử dụng tiêu thức phân bổ vào đối tượng tính giá thành (Ví dụ phân bổ chi phí SXC theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng tính giá thành)
-Tk này cuối kỳ không có số dư

TK 154: chi phí SX KD dở dang
Bên nợ: Cuối tháng, kế toán tập hợp chi phí của 621,622,627 theo từng đối tượng tính Z (theo sản phẩm, theo nhóm sản phẩm, theo đơn đặt hàng…).

Bên có: Cuối tháng kết chuyển trị giá thành phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuy nhiên,

+Để tính được giá thành của sản phẩm, cuối kỳ phải kiểm kê để xác định sản phẩm hoàn thành (báo cáo bộ phận sản xuất về sản phẩm hoàn thành)
+Và sản phẩm dở dang của từng loại thành phẩm và phải có báo cáo mức độ hoàn thành có ký nhận của những bộ phận có liên quan. Việc đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp nào sẽ do kế toán doanh nghiệp quyết định sao cho phù hợp với Cty.

Tài khoản có số dư nợ: Giá trị của sản phẩm dở dang cuối tháng hoặc giá trị của dịch vụ dở dang cuối tháng.

2. 2. Cách hạch toán và tập hợp chi phí tính giá thành
– Khi xuất nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu cho phân xưởng sản xuất để sản xuất sản phẩm, ghi:

Nợ 621: Chi phí nguyên vật liệu
Có 152: Giá thực tế VL xuất dùng

– Nếu nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất trực tiếp:

Nợ 621: Chi phí nguyên vật liệu
Nợ 1331 (Thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào)
Có Tk liên quan 1111,1121, 331

– Phản ánh giá trị VL xuất dùng không hết nhập lại kho:

Nợ 152: Giá trị nguyên vật liệu
Có 621: Chi phí nguyên vật liệu

– Khi xuất vật liệu để dùng chung cho phân xưởng sản xuất hay phục vụ cho công tác quản lý phân xưởng, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.

– Cuối tháng, Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành vào cuối kỳ hạch toán:

Nợ 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có 621: Chi phí nguyên vật liệu

– Khi tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân phục vụ và nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 6271- Chi phí sản xuất chung
Có TK 334 – Phải trả CNV.

– Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh (Cty chịu), ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 6271 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 338 (3382;3383;3384;3389) – Phải trả phải nộp khác.

– Khi trích hảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phần được trừ vào tiền lương phải trả của cán bộ công nhân viên, ghi:

Nợ TK 334 – Phải trả CNV
Có TK 338 (3383;3384;3389) – Phải trả phải nộp khác.

– Khi xuất công cụ, dụng cụ cho phân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 6273 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

– Trường hợp giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn cần phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ khác nhau, ghi:

(1) Nợ TK 142;242 – Chi phí trả trước ngắn hạn và chi phí trả trước dài hạn
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (100% giá trị).
(2) Nợ TK 6273 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 142;242 – Chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn.

– Khấu hao TSCĐ đang dùng ở phân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 6274 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 2141 – Hao mòn TSCĐ.

– Đối với các chi phí khác có liên quan gián tiếp đến hoạt động của phân xưởng sản xuất như chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chi phí điện nước, tiếp khách, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ 1331 -Thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331.

– Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp nhân viên quản lý phân xưởng trong kỳ kế toán (nếu có), ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí NC trực tiếp
Nợ TK 627 – Chi phí SX chung
Có TK 335 – Chi phí phải trả.

– Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định (nếu có) đang dùng ở phân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 335 – Chi phí phải trả.

– Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sang tài khoản Chi phí SXKD dở dang để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ghi.

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 622 – Chi phí NC trực tiếp
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.

– Nếu có phế liệu thu hồi nhập kho hoặc thu sản phẩm phụ, ghi:

Nơ TK 155- Sản phẩm phụ
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.

– Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, ghi:

Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.

– Trường hợp sản phẩm hoàn thành.không nhập kho, mà được giao ngay cho khách hàng tại phân xưởng, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.

2.3 Sơ đồ tóm tắt về tập hợp chi phí và tính giá thành

ke toan chi phi

2.4 Trình tự kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành có thể khái quát các bước như sau:

  • Bước 1: Tập hợp các chi phí có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng tính giá thành theo 3 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT), Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT), Chi phí SX chung (CP SXC)
  • Bước 2: Phân bổ chi phí SXC, CPNCTT mà không tập hợp riêng được cho từng đối tượng tính giá thành theo một trong những tiêu thức phân bổ như (Theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp…)
  • Bước 3: Cuối kỳ tính giá thành, Kế toán sử dụng một trong các phương pháp tính giá thành (Phương pháp giản đơn; Phương pháp hệ số; Phương pháp tỷ lệ…)để có cách tính giá thành cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.
  • Bước 4: Xác định sản phẩm hoàn thành trong kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ của kỳ tính giá thành
  • Bước 5: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo một trong các phương pháp phù hợp (Theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương..).
  • Bước 6: Tính giá thành của từng loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ

3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
=>Như vậy trước khi tính Z thì bắt buộc chúng ta phải Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Sản phẩm dở dang cuối kỳ: là những những sản phẩm mà chưa hoàn thành chưa hoàn thiện đang còn nằm trên quy trình sản xuất. Phải trải qua vài công đoạn nữa mới hoàn thành sản phẩm.

Cách 1: Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính trực tiếp (TK 621) hoặc theo chi phí NVL trực tiếp (TK 621): Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các khoản chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành.

hinh-0

Áp dụng: phù hợp với những DN mà chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành SP

Ví dụ của trường hợp này: Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A, trong tháng có các tài liệu sau đây( đơn vị tính 1.000 đồng)
– Sản phẩm dở dang đầu tháng

+ Đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp : 100.000

– CPSX trong tháng gồm:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621): 1.900.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) : 180.000
+ Chi phí sản xuất chung (TK 627): 216.000

– Kết quả sản xuất cuối tháng hoàn thành nhập kho 180 thành phẩm A, còn lại 20 sản phẩm dở dang.

Tham luận cách làm:

+Doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng theo chi phí NVL trực tiếp (TK 621), kết quả tính toán như sau:

hinh-01

+Mô tả bằng Sơ đồ hạch toán hạch toán chữ T của toàn bộ quy trình tập hợp chi phí và tính Z như sau:

hinh-02

hinh-03

Cách 2: Đánh giá SP DD theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Được áp dụng trong trường hợp tỷ lệ các khoản mục chi phí trong giá thành là tương đương nhau

Chi phí Sản phẩm dở dang cuối kỳ: gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (TK 621), chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) và chi phí sản xuất chung khác (TK 627), khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang.

+ Đối với CPSX bỏ vào một lần từ đầu quy trình công nghệ (như chi phí NVL chính trực tiếp hoặc chi phí NVL trực tiếp TK 621) thì tính đều cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang như nhau theo công thức :

hinh-04

+Đối với những chi phí khác bỏ dần vào quá trình sản xuất như sau¬ : Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622), chi phí sản xuất chung (TK 627) được tính theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Công thức như sau:

hinh-05

Lưu ý: khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương =số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ * mức độ sản phẩm hoàn thành.
Ví dụ của trường hợp này: Doanh nghiệp SX sản phẩm B trong tháng 6/N có tài liệu như sau (đơn vị tính 1.000 đồng)

hinh-06

Khối lượng SPDD đầu tháng 6/N là 50, mức độ hoàn thành 60%.

– Trong tháng 6/N hoàn thành nhập kho 170 thành phẩm còn lại 60 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành 50% .Cho biết chi phí NVL bỏ vào 1 lần từ đầu quy trình công nghệ .

Yêu cầu: Xác định khối lượng tương đương và đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành ương đương.

Tham luận cách làm:

hinh-07

Vậy trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là: 54.000+3.150+6.300=63.450
Vậy trị giá sản phẩm nhập kho trong kỳ là: 57.000+213.000-63.450=206.550
Vậy giá thành 1 sản phẩm là: 206.550/170=1.215
Mô tả toàn bộ nghiệp vụ tập hợp chi phí và tính giá thành của trường hợp trên bằng sơ đồ chữ T như sau:

Cách 3: Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí cho từng loại sản phẩm thì doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở đang theo chi phí sản xuất định mức.
Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng SPDD, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức
Ví dụ: Một doanh nghiêp sản xuất sản phẩm A phải trải qua 2 phân xưởng liên tục, chi phí sản xuất định mức cho mỗi đơn vị sản phẩm tính ở từng phân xưởng như sau:

hai-2

Cuối tháng :
– Phân xưởng 1 hoàn thành được 60 Nửa thành phẩm còn lại 10 SPDD
– Phân xưởng 2 nhận 60 NTP của PX1 để tiếp tục chế biến, cuối tháng hoàn thành nhập kho 50 thành phẩm A còn lại 10 SPDD
– TH1: Trường hợp chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng phân xưởng (tức là đánh giá SP DD chỉ tính cho chi phí NVL TT)
+ Phân xưởng 1: 10 x120.000 = 1.200.000 ( CP NVLTT )
+ Phân xưởng 2: 10 x150.000 = 1.500.000 (Z NTP của PX1 chuyển sang)
-TH2: Trường hợp tính cho tất cả các khoản mục (Giả định : mức độ hoàn thành của cả 2 phân xưởng đều là 50%).
+ Phân xưởng 1:
CPNVLTT : 10 x120.000 = 1.200.000
CP NCTT : 10 x50% x 20.000 = 100.000
CPSXC : 10 x50% x10.000 = 50.000
+ Phân xưởng 2:
CP NVLTT : 10 x 120.000 = 1.200.000
CPNCTT : 10 x 20.000 + 10 x50% x20.000 = 300.000 CPSXC 10 x10.000 +10 x50 % x10.000 = 150.000

Các phương pháp tính giá thành
a) Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn)

  • Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, kết thúc quy trình sản xuất tạo ra một loại sản phẩm hoặc nhiều loại sản phẩm, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất ra từng loại sản phẩm, đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm hoàn thành của quy trình sản xuất đó. Ví dụ của trường hợp tính giá thành theo phương pháp giản đơn này các bạn thường gặp như : Cty sản xuất ra 1 loại phẩm; Công ty có 2 quy trình sản xuất ra 2 loại sản phẩm khác nhau
  • Tổng giá thành SP hoàn thành = CPSX KD DD đầu kỳ + Tổng CP SX trong kỳ – CP SX DD cuối kỳ
  • Giá thành SP = Tổng giá thành SP hoàn thành/Số lượng SP hoàn thành

Ví dụ 1: của trường hợp tính Z theo phương pháp giản đơn:
Tháng 1/2014. Phân xưởng SX ra 2 loại SP A và B, CPSX phát sinh trong kỳ được xác định như sau:

CPNVLTT: 5.000.000 (A.3.200.000 và B: 1.800.000)
CPNCTT: 1.500.000 (A.900.000 và B.600.000)
CPSXC: 1.200.000
Biết rằng:

Sản phẩm hoàn thành trong tháng được nhập kho thành phẩm A: 900SP, B: 400SP.
Sản phẩm DD cuối tháng bao gồm: 100SPA và 100SPB được đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp, cho biết: CPSXDD đầu tháng A: 400.000; và B: 200.000
CPSXC phân bổ theo tỷ lệ với CPNCTT
Tham luận cách làm:

Bước 1: Phân bổ chi phí SXC phân bổ cho từng loại SP theo tỷ lệ với chi phí nhân công trực tiếp
SPA:=(1.200.000/1.500.000)*900.000=720.000
SPB:=(1.200.000/1.500.000)*600.000=480.000

Bước 2: Tập hợp chi phí sản xuất ra sản phẩm A và sản phẩm B
(1)Tổng hợp CPSX của SP A
CPNVLTT: 3.200.000
CPNCTT: 900.000
CPSXC:720.000
Cộng: 4.820.000

Nợ 154: 4.280.000

Có 621 (A): 3.200.000
Có 622 (A):900.000
Có 627 (A): 480.000

(2)Tổng hợp CPSX của SP B
CPNVLTT: 1.800.000
CPNCTT: 600.000
CPSXC: 480.000
Cộng: 2.880.000

Nợ TK 154 (B): 2.880.000

Có TK 621 (B): 1.800.000
Có TK 622 (B):600.000
Có TK 627 (B):480.000

Bước 3: Đánh giá SP DD cuối tháng:

SPA: (400.000+3.200.000)/(900+100)*100=360.000
SPB (200.000+1.800.000)/(400+100)*100=400.000

(3) Tổng Z SP A hoàn thành =400.000+4.820.000-360.000=4.860.000

Nợ TK 155 (A): 4.860.000
Có TK 154 (A): 4.860.000

=>Z 1 DVSPA=4.860.000/900=5.400

(4) Tổng Z SP B hoàn thành =200.000+2.880.000-400.000=2.680.000

Nợ 155 (B): 2.680.000
Có 154 (B): 2.680.000
=>Z1DVSPB=2.680.000/400=6.700

=>Sau đó, kế toán làm phiếu giá thành của sản phẩm A và sản phẩm B, giả sử phiếu tính Z của Sản phẩm A

HINH-3

=>Tương tự, các bạn làm phiếu tính giá thành của sản phẩm B

Ví dụ 2: của trường hợp tính giá thành theo phương pháp giản đơn
Tại một doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn có một phân xưởng sản xuất chính sản xuất 2 loại sản phẩm A và B và một phân xưởng SX phụ (sản xuất lao vụ phục vụ cho SXC).
Trong tháng 10/X có tài liệu sau (Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai TX).
+Số dư đầu tháng của tài khoản 154 (Chi tiết sán xuất sản phẩm A) là 6.785.000đ
+Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 10/X như sau:

1-Xuất kho vật liệu chính theo giá thực tế :

Dùng để sản xuất sản phẩm A 36.575.000đ
Dùng để sản xuất sản phẩm B 31.350.000đ

2-Xuất kho vật liệu phụ theo giá thực tế:

Dùng để sản xuất sản phẩm A 13.600.000đ
Dùng để sản xuất sản phẩm B 12.400.000đ
Dùng cho sản xuất SP ở PX sản xuất phụ 6.000.000đ
Dùng cho quản lý ở PX sản xuất chính 7.150.000đ
Dùng cho quản lý Doanh nghiệp 1.200.000đ
Dùng cho hoạt động bán hàng 2.400.000đ

3-Xuất kho công cụ – dụng cụ (Loại phân bổ một lần) theo giá thực tế

Dùng cho quản lý ở phân xưởng SX chính 5.000.000đ
Dùng cho quản lý Doanh nghiệp 2.000.000đ

4- Tính tiền lương phải trả cho CBCNV trong tháng (Theo bảng thanh toán lương)

Tiền lương công nhân SX sản phẩm A 20.000.000đ
Tiền lương công nhân SX sản phẩm B 17.000.000đ
Tiền lương nhân viên PX SX chính 4.000.000đ
Tiền lương công nhân sản xuất phụ 5.200.000đ
Tiền lương nhân viên quản lý DN 6.000.000đ
Tiền lương nhân viên bán hàng 2.500.000đ

5-Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định 19% tính vào đối tượng sử dụng

6-Tiền điện phải trả cho công ty điện lực là: 5.400.000đ. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là 10%.

Trong đó: Dùng cho phân xưởng sản xuất chính 3.800.000đ
Dùng cho phân xưởng sản xuất phụ 600.000đ
Dùng cho quản lý Doanh nghiệp 600.000đ
Dùng cho bán hàng 400.000đ

7-Trich khấu hao TSCĐ (Theo bảng tính và phân bổ khấu hao) là : 6.100.000đ

Trong đó: Khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng SXC 3.500.000đ
Khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng SXP 800.000đ
Khấu hao TSCĐ cho quản lý Doanh nghiệp 1.200.000đ
Khấu hao TSCĐ cho hoạt động bán hàng 600.000đ

8-Các chi phí khác đã chi bằng tiền mặt là: 13.893.000đ

Tính cho bộ phân sản xuất chính 1.993.000đ
Tính cho bộ phận quản lý Doanh nghiệp 11.900.000đ

9-Cuối tháng tổng hợp chi phí tính giá thành lao vụ SX phụ và phân bổ như sau:

-Phân bổ chính SX chính 25% giá trị lao vụ.
-Phân bổ cho quản lý Doanh nghiệp 75% giá trị lao vụ.

10-Cuối tháng kết chuyển chi phí NVLTT, chi phi NCTT và chi phí sản xuất chung để xác định giá thành 2 loại sản phẩm. Biết rằng chi phí sản xuất chung được phân bổ cho 2 loại sản phẩm theo tỷ lệ với tiền lương công nhân sản xuất 2 loại sản phẩm đó.

11-Giá trị phế liệu thu hồi từ vật liệu chính của quá trình sản xuất sản phẩm A nhập kho trị giá là: 660.000đ.

12-Cuối tháng sản xuất được 300 thành phẩm A và 200 thành phẩm B nhập kho. Còn lại 50 sản phẩm A và 20 sản phẩm B đang chế biến dở dang (Được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính).
Yêu cầu: Căn cứ tài liệu trên :
1-Lập số chi tiết sản xuất kinh doanh cho các tài khoản 621,622,627, 154
2-Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính giá thành hai loại sản phẩm A và B nhập kho, phản ảnh vào tài khoản liên quan .Khoá sổ tài khoản 154
3-Lập định khoản kế toán, tính giá thành (ĐVT: đồng)

Giải:
1. Nợ TK 621 (Phân xưởng Sản xuất Chính) 67.925.000

Chi tiết SP A 36.575.000
Chi tiết SP B 31.350.000

Có TK 152 (1521) 67.925.000

2. Nợ TK 621 (Phân xưởng Sản xuất Chính) 26.000.000

Chi tiết SP A 13.600.000
Chi tiết SP B 12.400.000

Nợ TK 627 (Phân xưởng sản xuất chính) 7.150.000
Nợ TK 621 (Phân xưởng sản xuất phụ) 6.000.000
Nợ TK 642 1.200.000
Nợ TK 641 2.400.000

Có TK 152 (1522) 42.750.000

3. Nợ TK 627 (Phân xưởng sản xuất chính) 5.000.000

Nợ TK 642 2.000.000
Có TK 153 7.000.000

4. Nợ TK 622 (Phân xưởng sản xuất chính) 37.000.000
Chi tiết SP A 20.000.000
Chi tiết SP B 17.000.000

Nợ TK 627 (Phân xưởng sản xuất chính) 4.000.000
Nợ TK 622 (Phân xưởng sản xuất phụ) 5.200.000
Nợ TK 642 6.000.000
Nợ TK 641 2.500.000

Có TK 334 54.700.000

5. Nợ TK 622 (Phân xưởng sản xuất chính) 7.030.000
Chi tiết SP A 3.800.000
Chi tiết SP B 3.230.000

Nợ TK 627 (Phân xưởng sản xuất Chính) 760.000
Nợ TK 622 (Phân xưởng sản xuất phụ) 988.000
Nợ TK 642 1.140.000
Nợ TK 641 475.000

Có TK 338 10.393.000

6. Nợ TK 133 540.000

Nợ TK 627 (Phân xưởng sản xuất chính) 3.800.000
Nợ TK 627 (Phân xưởng sản xuất phụ) 600.000
Nợ TK 642 600.000
Nợ TK 641 400.000

Có TK 331 5.940.000

7. Nợ TK 627 (Phân xưởng sản xuất chính) 3.500.000

Nợ TK 627 (Phân xưởng sản xuất phụ) 800.000
Nợ TK 642 1.200.000
Nợ TK 641 400.000

Có TK 214 5.900.000

8. Nợ TK 627 (Phân xưởng sản xuất chính) 1.993.000

Nợ TK 642 11.900.000
Có TK 111 13.893.000

9.Tính giá thành sản xuất phụ

a.Kết chuyển chi phí sản xuất phụ
Nợ TK 154 (Phân xưởng sản xuất phụ) 13.588.000
Có TK 621 (Phân xưởng sản xuất phụ) 6.000.000
Có TK 622 (Phân xưởng sản xuất phụ) 6.188.000
Có TK 627 (Phân xưởng sản xuất phụ) 1.400.000
b. Phân bổ lao vụ sản xuất phụ cho các đối tượng
Nợ TK 627 (Phân xưởng sản xuất chính) 3.397.000
Nợ TK 642 10.191.000
Có TK 154 (Phân xưởng sản xuất phụ) 13.588.000

10.Kết chuyển chi phí sản xuất chính

a.Kết chuyển chi phí NVLTT
Nợ TK 154 (Phân xưởng sản xuất chính) 93.925.000
Chi tiết SP A 50.175.000
Chi tiết SP B 43.750.000
Có TK 621 (Phân xưởng sản xuất chính) 93.925.000
Chi tiết SP A 50.175.000
Chi tiết SP B 43.750.000

b.Kết chuyển chi phí NCTT
Nợ TK 154 (Phân xưởng sản xuất chính) 44.030.000
Chi tiết SP A 23.800.000
Chi tiết SP B 20.230.000
Có TK 622 (Phân xưởng sản xuất chính) 44.030.000
Chi tiết SP A 23.800.000
Chi tiết SP B 20.230.000
c.Kết chuyển chi phí SX chung
Chi phí SXC = 7.150.000 + 5.000.000 + 4.000.000 + 760.000 + 3.800.000 + 3.500.000 + 1.993.000 + 3.397.000 = 29.600.000đ
29.600.000
Phân bổ cho SPA = ———— x 20.000.000 = 16.000.000
37.000.000
Phân bổ cho SPB = 29,600.000-16.000.000=13.600.000

Nợ TK 154 (Phân xưởng sản xuất chính) 29.600.000
Chi tiết SP A 16.000.000
Chi tiết SP B 13.600.000
Có TK 627 (Phân xưởng sản xuất chính) 29.600.000

11. Nợ TK 152 (1528) 660.000
Có TK 154 (Sản phẩm A) 660.000

12. Xác định giá thành
+Giá trị sản phẩm làm dở cuối tháng
6.785.000 + 36.575.000 – 660.000
SPA = ———————————————— x 50 = 6.100.000
300 + 50

31.350.000
SPB = —————– x 20 = 2.850.000
200 + 20

+Tính giá thành
SPA=6.785.000+(50.175.000-660.000+23.800.000+16.000.000)-6.100.000= 90.000.000đ

=>Giá thành đơn vị 1 SPA = 90.000.000/300 = 300.000đ/SP

SPB = (43.750.000 + 20.230.000 + 13.600.000) – 2.850.000 = 74.730.000đ

=>Giá thành đơn vị 1 SPB = 74.730.000/200 = 373.650đ/SP

Nợ TK 155: 164.730.000

Chi tiết SPA 90.000.000
Chi tiết SPB 74.730.000
Có TK 154: (Phân xưởng sản xuất chính) 164.730.000

Chi tiết SPA 90.000.000
Chi tiết SPB 74.730.000

Kế toán lập sổ chi tiết chi phí sản xuất và bảng tính giá thành sản phẩm như sau (Giả sử đã mở sổ chi tiết chi phí NVLTT “TK 621”, chi phí NCTT “TK 622”, chi phí SX chung “TK 627”). Trên cơ sở các sổ chi tiết đó ta lập sổ chi tiết cho tài khoản 154.

anh-3

anh-4

Tương tự như vậy, các bạn làm phiếu tính giá thành cho sản phẩm B

Ví dụ 3: Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm C, có tài liệu sau:

anh-5

– Kết quả sản xuất: Hoàn thành nhập kho 190 sản phẩm, còn 40 sản phẩm dở mức độ chế biến hoàn thành 50%.

anh-6

b) Phương pháp hệ số

Phương pháp này được áp dụng thích hợp trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng một loại nguyên vật liệu nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau và chi phí không tập hợp riêng được cho từng sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.Do vậy, để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính cần phải quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn.Sản phẩm có hệ số 1 được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn.

Ví dụ: một vài loại hình doanh nghiệp như:

– Trong công nghiệp hoá chất, hoá dầu (cùng một loại nguyên vật liêu trên cùng 1 dây chuyền nhưng sản xuất ra nhiều loại hóa chất khác nhau),
– Chăn nuôi bò sữa (cùng một loại nguyên liệu nuôi chung nhưng cho ra nhiều giống bò sửa khác nhau);
– Chăn nuôi ông (cùng một loại nguyên vật liệu được nuôi chung nhưng cho ra nhiều loại ông khác nhau),
– Sản xuất giày dép (cùng một loại nguyên liệu trên cùng một dây chuyền sản xuất giày dép cho ra nhiều loại dép khác nhau)

Để tính được giá thành của từng loại sản phẩm phải căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế hoặc kỹ thuật để định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số giá thành, trong đó lấy loại có hệ số 1 làm sản phẩm tiêu chuẩn
Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số giá thành đã quy định để tính đổi sản lượng từng loại ra sản lượng tiêu chuẩn theo công thức sau:
anh-71

Trình tự tính giá thành của từng loại sản phẩm trong trường hợp này được tóm tắt như sau:

Giả sử một quy trình sản xuất liên sản phẩm A, B, C sản lượng sản phẩm hoàn thành tương ứng là: QA, QB, QC và hệ số tương ứng: HA, HB, HC

– Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất của toàn bộ quy trình công nghệ; quy đổi sản phẩm hoàn thành thành sản phẩm chuẩn theo công thức sau:
QH (Sản phẩm chuẩn) = QA HA + QB HB + QC HC
– Bước 2: Đánh giá được giá trị của sản phẩm dở dang chuẩn
– Bước 3: Tính tổng giá thành chung của tất cả các sản phẩm hoàn thành:
Tổng giá thành sản phẩm chuẩn = DĐK (Dở dang đầu kỳ) + C (Phát sinh trong kỳ) – DCK(Dở dang cuối kỳ)
– Bước 4: Tính giá thành của sản phẩm chuẩn
Z=(DĐK + C – DCK) /QH
-Bước 5: Tính giá thành của từng loại sản phẩm theo công thức sau:

anh-8

Lưu ý: Hệ số có thể được xác định theo quy định của ngành hoặc xác định dựa trên cơ sở giá thành đơn vị kế hoạch. Chẳng hạn, giá thành kế hoạch đơn vị tương ứng là ZKA, ZKB, ZKC. Chọn QA là loại sản phẩm có sản lượng lớn nhất có hệ số chuẩn HA = 1, khi đó:

hinh-11

Ví dụ 1: Một doanh nghiệp sản xuất hóa chất, trong cùng một quy trình công nghệ dùng cùng một loại nguyên vật liệu, đồng thời thu được 2 loại sản phẩm A và B, trong tháng có các tài liệu sau: (Đơn vị 1.000đ)

– Hệ số giá thành quy định: Sản phẩm A là 1; Sản phẩm B là 0,8
– Chí phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu tháng:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 5.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 1.000
+ Chi phí sản xuất chung: 1,500

– Chi phí sản xuất trong tháng tập hợp cho toàn bộ quy trình công nghệ:

+ Chi phí nguyên vật liệu, trực tiếp: 45.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 9.000
+ Chi phí sản xuất chung phân bổ: 11.500

– Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối tháng:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 2.000
+ Chi phí nhân công trục tiếp: 700
+ Chi phí sản xuất chung: 1.000

– Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 180 sản phẩm A và 150 sản phẩm B.
Yêu cầu: Tính giá thành của từng loại sản phẩm?
Lời giải:
Bước 1: Quy đổi sản phẩm hoàn thành thành sản phẩm hoàn thành quy chuẩn:

anh-9

Bước 2;3;4,5: Lập bảng tính giá thành của sản phẩm A và sản phẩm B hoàn thành trong tháng:

anh-10

Ví dụ 2: tại 1 phân xưởng SX trên cùng 1 dây chuyền công nghệ sử dụng 1 loại nguyên vật liệu sản xuất ra 2 loại SP A và B có các tài liệu như sau:

CPSX DDDkỳ: 400.000
CPSX PS trong tháng:

CPNVL: 3.000.000
CPNC: 500.000
CPSXC: 700.000

Sp hoàn thành trong tháng được nhập kho thành phẩm: 1.000 SP A, 500SP B
Sản phẩm dở dang cuối tháng gồm: 200SPA và 150 SPB được đánh giá theo CP NVL TT
Hệ số của SP A: 1; SP B: 1,2
Giải:
Bước 1: Quy đổi các sản phẩm về sản phẩm chuẩn
– Sản phẩm hoàn thành: SPA: 1.000*1=1.000
SP B 500*1,2= 600
Cộng: 1.600
Bước 2: Đánh giá SP dở dang cuối kỳ
– Sản phẩm DD cuối kỳ: SP A: 220*1 =220
SP B: 150*1,2=180
CỘNG: 400

anh-11

(1)Nợ 154: 4.200.000

Có 621: 3.000.000
Có 622: 500.000
Có 627: 700.000

(2): Tổng Z sản phẩm hoàn thành trong kỳ=400.000+4.200.000-680.000=3.920.000

Z cho 1 đơn vị SP chuẩn= 3.920.000/1.600=2.450

Tổng Z sản phẩm A=2.450*1.000=2.450.000

Z1 sp A=2.450.000/1.000=2.450

Tổng giá thành sản phẩm B=600*2.450=1.470.000

Z1sp B=2.450*1,2=2.940 (1.470.000/600)

Ví dụ 3: Công ty TNHH Thăng Long kế toán hạch tóan thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, sản xuất ra 3 loại sản phẩm X, Y, Z theo quy trình công nghệ đơn giản. Căn cứ vào thông số kỹ thuật, công ty xác định được hệ số tính giá thành của sản phẩm X là 1; sản phẩm Y là 1,2 và của sản phẩm Z là 1,5.
Tài liệu 1 : Số dư đầu kỳ của một số tài khoản
– Tài khoản 154: 11.945.000
– Tài khoản 155: 34.147.500

– Tài khoản 155X (240 sản phẩm) 18.840.000
– Tài khoản 155Z(130 sản phẩm) 15.307.500

Tài liệu 2 : Trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh liên quan như sau:

anh-12

Tài liệu 3: Tình hình sản xuất

1. Trong tháng nhập kho 540 thành phẩm X, 700 thành phẩm Y, 800 thành phẩm Z.

2. Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ gồm 122 sản phẩm X, 140 sản phẩm Y, và 150 sản phẩm Z, mức độ hoàng thành 30%

3. Phế liệu thu hồi nhập kho là 495.000

4. Thu được 30 sản phẩm phụ, biết rằng đơn giá bán sản phẩm phụ là 70.000/sản phẩm, lợi nhuận kỳ vọng là 5% trên giá bán.

Yêu cầu : Định khoản các nghiệp vụ phát sinh và tính giá thành sản phẩm X,Y,Z. Lập phiếu tính giá thành phẩm. Biết rằng công ty áp dung phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo pp nguyên vật liệu chính.

Lời giải đề nghị:

Tập hợp các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :

1 Nợ 621 111.000.000

Có 1521 84.000.000
Có 1522 27.000.000

Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp :

2a Nợ 622 31.200.000

Có 334 26.000.000
Có 338 5.200.000

Trừ vào lương của người lao động:
2b Nợ 334 1.820.000
Có 338 1.820.000

Tập hợp chi phí chung :

3a Nợ 627 66.840.000

Có 334 5.200.000
Có 338 1.040.000
Có 214 56.100.000
Có 142 1.400.000
Có 331 3.100.000

Trừ vào lương của người lao động :

3b Nợ 334 364.000

Có 338 364.000

Tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm :

4 Nợ 154 209.040.000

Có 621 111.000.000
Có 622 31.000.000
Có 627 66.840.000

Tính tổng số lương sản phẩm chuẩn :

Sản phẩm chuẩn = 540 * 1,0 + 700 * 1,2 + 800 * 1,5 = 2.580

Tính tổng sản phẩm dở dang chuẩn:

Số lượng chuẩn = 122*1,0 + 140*1,2 + 150*1,5 = 515

Chi phí nguyên vật liệu chính dở dang cuối kỳ :

=[(11.954.000 + 84.000.000)/ (2.580 + 515) ] * 515 = 15.965.000

Phế liệu thu hồi nhập kho :

5 Nợ 152 495.000
Có 154 495.000

Sản phẩm phụ nhập kho :

6 Nợ 155P 1.995.000
Có 154 1.995.000

Tổng giá thành nhập kho:

Z = 11.945.000 + 209.040.000 – 15.965.00 – 495.000 – 1.995.000 = 202.530.000

Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn nhập kho:

Z đơn vị chuẩn = 202.530.000/2.580 = 78.500

Tính tổng giá thành từng loại sản phẩm :
– Tổng giá thành X = 540 * 1,0 * 78.500 = 42.390.000
– Tổng giá thành Y = 700 * 1,2 * 78.500 = 65.940.000
– Tổng giá thành Z = 800 * 1,5 * 78.500 = 94.200.000

Tính giá thành đơn vị từng loại sản phẩm :

Sản phẩm X :

Z đơn vị sản phẩm X = 42.390.000/540 = 78.500 đồng/sản phẩm

Sản phẩm Y:

Z đơn vị sản phẩm Y = 65.940.000/700 = 94.200 đồng/sản phẩm

Sản phẩm Z:

Z đơn vị sản phẩm Z =94.200.000/800 = 117.750 đồng/sản phẩm

Nhập kho thành phẩm trong kỳ:

7 Nợ 155X 42.390.000
Nợ 155Y 65.940.000
Nợ 155Z 94.200.000

Có 154 202.530.000

Lập phiếu tính giá thành sản phẩm:

anh-13

c) Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

  • Phương pháp này được áp dụng thích hợp cho những DN trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc sản xuất ra sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ.
  • Trong trường hợp này đối tượng kế toán tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính.để tính được giá thành của sản phẩm chính phải loại trừ chi phí của sản phẩm phụ
  • Chi phí sản xuất của sản phẩm phụ được tính theo giá kế hoạch, giá tiêu thụ nội bộ hoặc giá ước tính
  • Chi phí sản phẩm phụ được tính riêng cho từng khoản mục bằng cách lấy tỷ trọng của sản phẩm phụ trong tổng số chi phí sản xuất thực tế nhân với chi phí sản xuất của từng khoản mục tương ứng
    anh-14

anh-15

Ví dụ của trường hợp tạo sản phẩm phụ:
Trong tháng 1/2014 , tình hình sản xuất của Cty ABC về sản xuất quạt treo tường như sau:
CPNVLTT: 4.000.000
CPNCTT: 1.000.000
CPSXC: 600.000

  • SP chính thu được trong kỳ: và nhập kho là 800 sản phẩm
  • SP phụ bán ngay cho khách hàng ,trị giá thu hồi được xác định : 200.000
  • Trị giá bán chưa có thuế 250.000, thuế Vat 10% và thu toàn bộ bằng tiền mặt
  • CPSXDD đầu kỳ: 300.000, CP DD dở dang cuối kỳ: 500.000. Biết rằng sản phảm dở dang được đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp

Giải:
(1): Nợ TK 154: 5.600.000

Có TK 621: 4.000.000
Có TK 622: 1.000.000
Có TK 627: 600.000

(2a): Nợ TK 632: 200.000

Có TK 154: 200.000

Tỷ trọng của sản phẩm phụ trong toàn bộ chi phí sản xuất thực tế ra sản phẩm phụ và sản phẩm chính=200.000/ (300.000+4.000.000+1.000.000+600.000-500.000)=3,70374%

(2b): Nợ 111: 275.000

Có TK 511: 250.000
Có TK 3331: 25.000
Tổng Z sản phẩm chính hoàn thành
=300.000+5.600.000-500.000-200.000=5.200.000

Nợ 155: 5.200.000
Có 154: 5.200.000

Z1dvsp chính=5.200.000/800=6.500
(Nếu chúng ta không biết giá vốn thu hồi bao nhiêu mà biết đơn giá bán cũng như biết lãi của việc bán SP phụ thì ta sẽ tính được giá vốn của SP phụ).

anh-16

d) Phương pháp tỷ lệ chi phí

  • Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, sử dụng một thứ nguyên liệu, thu được nhóm sản phẩm cùng loại với kích cỡ, sản phẩm khác nhau như
    – Doanh nghiệp sản xuất ra các ống nước có quy cách khác nhau,
    – Các công ty dệt kim,
    – Công ty may mặc, đóng giày…
    Lưu ý: Nhưng giữa các loại sản phẩm chính không có một hệ số quy đổi.
  • Với phương pháp tính giá thành này đối tượng kế toán tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm
    -Giá thành kế hoạch: Là giá thành được trước khi tiến hành quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước, các chi phí dự kiến trong kỳ kế hoạch =>Nó là cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp.
    -Giá thành định mức: Cũng là giá thành được xác định trước khi tiến hành sản xuất trên cơ sở các định mức chi phí, các dự toán chi phí hiện hành => Nó là cơ sở xác định kết quả quá trình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp.
    -Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất, trên cơ sở các chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sản xuất => Nó là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trình tự tính giá thành trong trường hợp này
anh-17

anh-18

anh-19
anh-20

Ví dụ: Tại một DN, trên cùng 1 dây chuyền sản xuất sử dụng cùng 1 loại nguyên vật liệu mà SX 2 loại Sp A và B nhưng giữa 2 sản phẩm này không có 1 hệ số quy đổi, cuối tháng hạch toán, chi phí được tập hợp như sau: (Đvị tính: 1.000đ)1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 5.0002. Chi phí nhân công trực tiếp: 1.5003. Chi phí SX chung: 1.2004. SL Sp hoàn thành trong tháng: SP A Nhập kho 900, SP B hoàn thành gửi bán ngay: 400
Biết rằng: Chi phí SX ko hạch toán riêng cho từng SP và giữa Sp A và B không có hệ số quy đổi, biết giá thành KH SP A là 4, Sp B là 6, CP SXDD đầu kỳ là 600 và Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là 1.000Yêu cầu: Tính giá thành từng loại SP theo phương pháp phù hợpGiải:Kết chuyển chi phí:Nợ 154: 7.700
Có 621: 5.000

Có 622: 1.500

Có 627: 1.200

Tính giá thành:

+ Tổng giá thành kế hoạch: (900 * 4) +(400*6)= 6.000

+ Tổng giá thành thực tế: 600+(5.000+1.500+1.200)-1.000 = 7.300

+ Tỷ lệ giá thành = (7.300/6.000)*100=121.67%

+ Tổng giá thành thực tế A: 900*4 *121.67 = 4.380

Giá thành đơn vị A: 4.380/900= 4.8

+ Tổng giá thành thực tế B: 7.300- 4.380 = 1.920

Giá thành đơnvị: 2.920 / 400 = 7.3

e) Phương pháp tính giá thành phân bước:
* Phương pháp tính giá thành phân bước được áp dụng đối với các Doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến phức tạp, kiểu liên tục.

* Đặc điểm quy trình công nghệ chế biến liên tục:
-Để sản xuất ra 1 loại sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến (bộ phận, bước), mỗi bước công nghệ tạo ra nữa thành phẩm (bán thành phẩm), nữa thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau => Giai đoạn cuối cùng tạo thành phẩm.
-Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các phân xưởng, giai đoạn công nghệ. Đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn cuối hoặc nữa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối.
Phương pháp tính giá thành được chia thành:

-Phương pháp phân bước có tính giá thành nữa sản phẩm.
-Phương pháp phân bước không tính giá thành nữa sản phẩm.

Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành NTP.
+Khi Doanh nghiệp có nhu cầu bán nữa thành phẩm ra ngoài hoặc có nhu cầu hoạch toán nội bộ cao giữa các phân xưởng, các bộ phận trong Doanh nghiệp. Đòi hỏi phải xác định giá thành nữa thành phẩm trước khi xác định giá thành thành phẩm.
+Trình tự tiến hành như sau:
-Căn cứ chi phí phát sinh ở bước 1, giá trị sản phẩm dở dang ở bước 1 để tính ra giá thành nữa thành phẩm ở bước 1.
-Căn cứ giá thành thành phẩm ở bước 1 chuyển qua và chi phí phát sinh ở bước 2 để tính ra giá thành nữa thành phẩm ở bước 2.
-Căn cứ giá thành nữa thành phẩm ở bước (n-1) chuyển qua và chi phí phát sinh ở bước (n), giá trị sản phẩm dở dang ở bước (n) để tính ra giá thành sản phẩm ở bước n (bước cuối cùng).
+Giả sử một quy trình sản xuất chế biến liên tục gồm n giai đoạn, có thể mô tả quá trình kết chuyển chi phí theo sơ đồ:
anh-21

*Bài tập ứng dụng 1: Tại một Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A phải qua 2 giai đoạn chế biến liên tục. Trong tháng 10/X có các tài liệu sau (ĐVT: 1000đ).
+Sản phẩm làm dở đầu tháng ở giai đoạn 1 đã được xác định như sau:

-Chi phí NVLTT (Giả sử chỉ tính VLC) 15.000
-Chi phí nhân công trực tiếp (Lương, BH) 8.000
-Chi phí sản xuất chung 6.800
Lưu ý: Giai đoạn 2 không có sản phẩm dở đầu kỳ.

+Chi phí sản xuất trong tháng đã tập hợp được như sau:

anh-22

+Kết quả sản xuất trong tháng như sau:

– GĐ 1: Hoàn thành 150 nữa thành phẩm chuyển sang giai đoạn 2 tiếp tục chế biến, còn lại 50 sản phẩm dở mức độ hoàn thành 60%.
– GĐ 2: Nhận 150 nữa thành phẩm của giai đoạn 1 tiếp tục chế biến. Cuối tháng hoàn thành 130 sản phẩm A nhập kho, còn lại 20 sản phẩm dở mức độ hoàn thành 50%.

Yêu cầu: Căn cứ tài liệu trên

1-Tính giá thành nữa sản phẩm ở giai đoạn 1 và giá thành thành phẩm ở giai đoạn 2, Lập bảng tính giá thành. Biết rằng Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng giai đoạn là theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
2-Lập đinh khoản kế toán và phản ánh vào tài khoản liên quan.

Giải:
1-Tính giá thành nữa thành phẩm ở giai đoạn 1 (ĐVT: 1000đ)
+Đánh giá giá trị sản phẩm dở ở giai đoạn 1

15.000 + 185.000
NVLCTT = ———————– x 50 = 50.000
150 + 50
8.000 + 24.400
NCTT = ———————– x 30 = 5.400
150 + 30
6.800 + 47.200
CPSXC = ——————– x 30 = 9.000
150 + 30
Cộng = 64.400 (50.000+5.400+9.000)
=>Giá thành nữa thành phẩm ở giai đoạn 1 = 29.800 + 256.600 -64.400= 222.000

anh-23
2-Tính giá thành thành phẩm A ở giai đoạn 2 (ĐVT: 1000đ)

+Đánh giá giá trị sản phẩm dở ở giai đoạn 2
222.000
NTPGĐ1 = ———- x 20 = 29.600
130 + 20
(Trong đó: NVLCTT = 1.000 x 20 = 20.000
NCTT = 180 x 20 = 3.600
CP chung = 300 x 20 = 6.000
37.800
-Chi phí NC GĐ2 = ———- x 10 = 2.700
130 + 10
39.760
-Chi phí chung GĐ2 = ———– x 10 = 2.840
130 + 10
Cộng 35.140 (29.600+2.700+2.840)
=>Giá thành sản phẩm A = (222.000 + 77.560) – 35.140 = 264.420

anh-24

– Lập định khoản kế toán tác nghiệp vụ kinh tế trên (ĐVT 1000 đ)

1. Tập hợp chi phí phát sinh

a.Nợ TK 621 (GĐ1) 185.000
Có TK 152 (1521) 185.000
b.Nợ TK622 62.200
GĐ1 24.400
GĐ2 37.800
Có TK 334,338 62.200
c.Nợ TK627 89.960
GĐ1 47.200
GĐ2 39.760
Có TK liên quan khác 89.960

2. Kết chuyển chi phí

a.Nợ TK154( GĐ1) 256.600
Có TK 621 ( GĐ1) 185.000
Có TK 622 (GĐ1) 24.400
Có TK 627 (GĐ1) 47.200
b.Nợ TK154 (GĐ2) 77.560
Có TK 622 (GĐ2) 37.800
Có TK 627 (GĐ2) 39.760

3. Kết chuyển giá trị nửa thành phẩm giai đoạn 1 sang giai đoạn 2

Nợ TK 154 (GĐ2) 222.000
Có TK 154 (GĐ1) 222.000

4. Nhập kho thành phẩm

Nợ TK 155 264.420
Có TK 154 (GĐ2) 264.420

Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành NTP
Trong trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu bán nửa thành phẩm ra ngoài. Doanh nghiệp chỉ cần tính giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng, không cần tính giá thành bán thành phẩm ở từng giai đoạn.
Do vậy theo phương pháp này chi phí phát sinh ở từng giai đoạn chỉ cần tính phần tham gia vào (nằm trong) giá thành sản phẩm hoàn thành theo từng khoản mục chi phí. Sau đó tổng cộng song song toàn bộ chi phí của các giai đoạn sẽ được giá thành của giai đoạn cuối cùng (Còn gọi là phương pháp kết chuyển song song).
– Cách tính:

Chi phí sản xuất Chi phí dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh
Trong thành phẩm = ———————————————————– * Thành phẩm
( Theo khoản mục ) Sản phẩm hoàn thành + Sản phẩm làm dở

Có thể khái quát trình tự tính giá thành phân bước theo phương án này qua hồ sơ sau .
SƠ ĐỒ TÍNH GIÁ THÀNH PHÂN BƯỚC KHÔNG CÓ BTP

anh-25

Bài tập ứng dụng 2: Căn cứ tài lịêu ở bài tập ứng dụng 1 tính giá thành thành phẩm A theo phương pháp này.
1-Tính giá thành
Xác định chi phí sản xuất giai đoạn 1 trong giá thành sản phẩm.
15.000 + 185.000
Chi phí NVL.TT = ———————- x 130 = 130.000
150 + 50
8.000 + 24.400
Chi phí NCTT = ——————— x 130 = 23.400
150 +30

6.800 + 47.200
Chi phí SX chung = ——————– x 130 = 39.000
150 +30
Cộng = 192.400 (130.000+23.400+39.000)
Xác định chi phí sản xuất giai đoạn 2 trong giá thành sản phẩm
37.800
Chi phí NCTT = —————— x 130 = 35.100
130 +10
39.760
Chi phí SX chung = —————— x 130 = 36.920
130 +10
Cộng = 72.020

Giá thành thành phẩm A = 192.400 + 72.020 = 264.420

anh-26

2-Lập định khoản kế toán:

1.Tập hợp chi phí phát sinh
a/ Nợ TK 621 (GĐ1) 185.000

Có TK 152 (1521) 185.000

b/ Nợ TK 622 62.200

GĐ1 24.400
GĐ2 37.800
Có TK 334,338: 62.200

c/ Nợ TK 627 86.960

GĐ1 47.200
GĐ2 39.760
Có TK liên quan khác 86.960

2.Kết chuyển chi phí
a/ Nợ TK 154 (GĐ1) 256.600

Có TK 621 (GĐ1) 185.000
Có TK 622 (GĐ1) 24.400
Có TK 627 (GĐ1) 47.200

b/ Nợ TK 154 (GĐ2) 77.560

Có TK 622 (GĐ2) 37.800
Có TK 627 (GĐ2) 39.760

3.Nhập kho thành phẩm

Nợ TK 155 264.420
Có TK 154 (GĐ1) 192.400
Có TK 154 (GĐ2) 72.020

anh-27

Yêu cầu:
1.Tính giá thành nửa thành phẩm và thành phẩm theo phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
2.Tính giá thành thành phẩm theo phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.

anh-29

anh-30

Nợ TK 154 (PX2) 420.000.000
Có TK 154 (PX1): 420.000.000

anh-31

anh-32

anh-33

anh-34

g) Tính giá thành theo đơn đặt hàng

* Phương pháp này được áp dụng đối với các Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất phức tạp chế biến kiểu song song.

* Đặc điểm quy trình chế biến kiểu song song

-Công việc sản xuất thường tiến hành do nhiều bộ phận sản xuất độc lập sau đó lắp rắp lại hay sản xuất đơn chiếc theo các đơn đặt hàng (Đóng tàu, sữa chữa…).
-Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng.
-Đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng đã hoàn thành (trong từng đơn đặt hàng để tính giá thành từng loại sản phẩm phải dùng phương pháp kết hợp: hệ số, tỷ lệ, loại trừ sản phẩm phụ…).
-Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà là khi đơn đặt hàng hoàn thành.

*Phương pháp tính

– Những đơn đặt hàng nào hoàn thành thì toàn bộ chi phí phát sinh cho đơn đặt hàng đó chính là giá thành của đơn đặt hàng đó. Trường hợp đơn đặt hàng được sản xuất ở nhiều bộ phận, phân xưởng khác nhau thì phải tính toán xác định chi phí liên quan đến từng đơn đặt hàng đó. Các chi phí trực tiếp tính thẳng cho từng đơn đặt hàng, các chi phí gián tiếp phải phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn thích hợp.
– Những đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí của đơn đặt hàng là giá trị của sản phẩm làm dở.
Lưu ý: Trong thực tế có những đơn đặt hàng sản xuất nhiều loại sản phẩm (hàng loạt), có một số sản phẩm đã sản xuất xong nhập kho hoặc giao trước cho khách hàng. Nếu cần thiết hoạch toán thì giá thành của những sản phẩm này được tính theo giá thành kế hoạch, phần chi phí còn lại là giá trị của sản phẩm làm dở.

anh-35

Khi tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng thì mỗi đơn đặt hàng mở ra một phiếu tính giá thành, cuối tháng tập hợp chi phí có liên quan theo từng đơn đặt hàng và chi phí sản xuất chung. Sau khi tập hợp thì sẽ tiến hành phân bổ cho các đơn đặt hàng có liên quan theo tiêu chuẩn thích hợp. Khi đơn đặt hàng đã hoàn thành kế hoạch căn cứ vào số liệu trên phiếu giá thành để tính ra tổng giá thành đơn vị của đơn đặt hàng.
Tóm tắc quy định của tính giá thành theo đơn hàng

anh-36

Ví dụ 1:Tại Doanh nghiệp X có 1 phân xưởng chính số I sản xuất theo đơn đặt hàng. Trong tháng 10/X nhạn sản xuất 2 đơn đặt hàng Avà B.
Tình hình chi phí sản xuất tập hợp được theo đơn đặt hàng như sau (100đ):
Khoản mục ĐĐH A ĐĐH B
-Chi phí NVLTT 30.000 40.000
-Chi phí NCTT 11.000 14.000
-Chi phí SX chung là 28.000 phân bổ cho 2 ĐĐH theo tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Cuối đơn đặt hàng A sản xuất xong, giao 100 sản phẩm hoàn thành cho khách hàng, đơn đặt hàng B chưa hoàn thành.
Yêu cầu: Tính giá thành của từng đơn đặt hàng

anh-37

anh-38

Ví dụ 2: Tại 1 phân xưởng thực hiện 2 đơn hàng A&B:
Chi phí SXDD đầu tháng của đơn hàng A: 500.000 (Gồm Chi phí NVL TT: 250.000; Chi phí nhân công TT: 200.000; Chi phí sản xuất chung 50.000); của đơn hàng B: 250.000 (Gồm chi phí nguyên vật liệu 150.000; Chi phí nhân công 50.000; Chi phí sản xuất chung 50.000)
CPSX phát sinh trong tháng được xác định :

CPNVLTT: Đơn hàng A là 2.500.000; đơn hàng B: 1.800.000
CPNCTT: Đơn hàng A là 800.000; đơn hàng B: 600.000
CPSXC: 1.290.000

Biết rằng

Đơn đặt hàng A đã hoàn thành và bàn giao cho khách hàng với số lượng là 200: giá chưa có VAT là 5.000.000, thuế suất 10%
Đơn đặt hàng B vẫn còn đang trong quá trình thực hiện
CPSX chung được phân bổ cho từng đơn hàng theo CPNVLTT
Giải:
Phân bổ chi phí SXC:
Đơn hàng A: 1.290.000*2.500.000/(2.500.000+1.800.000)=750.000
Đơn hàng B: 1.290.000*1.800.000/(2.500.000+1.800.000)=540.000
(1)Tổng hợp chi phí Sx của đơn hàng A
Nợ 154 (A): 4.050.000

Có 621 2.500.000
Có 622 800.000
Có 627 750.000

(2a) Vậy Tổng Z của đơn hàng A: 500.000+4.050.000=4.550.000

Nợ 632: 4.550.000
Có 154 (A): 4.550.000 (500.000+4.050.000)

(2b) Ghi nhận doanh thu của đơn hàng A

Nợ 131: 5.500.000

Có 511: 5.000.000
Có 3331 500.000

(3)Tổng CPSX của đơn hàng B

Nợ 154 (B): 2.940.000

Có 621: 1.800.000
Có 622: 600.000
Có 627: 540.000

Do đơn hàng B chưa thực hiện xong nên tổng chi phí DD của đơn hàng B đang treo trên 154 là:
250.000 (DK)+2.940.000 (PSTK)=3.190.000

anh-39

Một vài ví dụ cụ thể về tính giá thành của một số loại hình doanh nghiệp (Sưu tầm)

1. Công ty sản xuất gạch (Sản xuất gạch, tính giá thành theo phương pháp hệ số hoặc tỷ lệ hoặc phân bổ theo thể tích của sản phẩm)
Một số đặc điểm của Công ty sản xuất gạch Tuynel: Đối với Cty sản xuất gạch thì cùng một quy trình sản xuất cùng một loại nguyên vật liệu, cùng một nhà xưởng, cùng một loại máy móc thiết bị và chừng ấy nhân công nhưng tạo ra nhiều loại sản phẩm với kích thước khác nhau

Giá thành sản xuất gạch Tuynel: do sử dụng cho 1 loại nguyên vật liệu, chi phí nhân công cũng như chi phí sản xuất chung cũng không tách riêng được mà được cho ra nhiều sản phẩm khác nhau và giữa các sản phẩm cũng không có hệ số quy đổi hoặc có hệ số quy đổi. Do đó, có thể tính giá thành của sản phẩm gạch này theo 1 trong 3 cách sau:

Cách 1: Giữa các sản phẩm không có hệ số và không có giá thành kế hoạch. Do các sản phẩm có kích thước (Dài; Rộng; Cao). Vì vậy, các chi phí vật liệu, nhận công, sản xuất chung để phân bổ theo tiêu thức Tổng thể tích của các sản phẩm (Gồm sản phẩm hoàn thành +Sản phẩm dở dang hoàn thành tương đương) hoặc theo tiêu thức Tổng diện tích của sản phẩm (Gồm sản phẩm hoàn thành + Sản phẩm dở dang hoàn thành tương đương).
Cách 2: Giữa các sản phẩm không có hệ số nhưng có Giá thành kế hoạch. Lúc này sử dụng phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
Cách 3: Giữa các sản phẩm có hệ số thì lúc này tính giá thành lá theo phương pháp hệ số.

Về chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: xác định trên cơ sở tỷ lệ hoàn thành, thường do kỹ thuật cung cấp, Và cũng có thể thống nhất giữa kỹ thuật với kế toán đưa ra một mức ổn định đền chủ động linh hoạt. Ví dụ: Gạch đã nhào trộn: tỷ lệ 50%, cắt thành viên gạch: 65%, đưa vào lò nung, và đã đốt lò: 80%, hoàn thành xuất ra khỏi lò 97% …. Và chúng ta đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương tương (có thể tính chi phí nguyên vật liệu theo số lượng sản phẩm hoàn thành +Số lượng sản phẩm dở dang hoặc là số lượng sản phẩm hoàn thành +số lượng sản phẩm dỡ dang được quy đổi ra số lượng sản phẩm hoàn thành theo tỷ lệ)
Ví dụ như sau:

  • Một Cty ABC trong tháng 1/2014 , sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu là gạch và đưa vào sản xuất với chi phí phát sinh trong tháng như sau:
    hinh-17
  • Trong tháng 1/2014 với số lượng sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cũng như mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang như sau:
    hinh-18

Biết rằng: Cty đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương với 3 khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp và Chi phí sản xuất chung (Lưu ý trong bài này cả 3 khoản mục chi phí là Chi phí NVLTT; Chi phí NC TT; Chi phí SXC thì đều quy đổi sản phẩm dở dang là theo mức độ hoàn thành tất cả). Biết rằng Cty ko có sản phẩm dở dang đầu kỳ.
Giải:
Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh vào 154

Nợ 154: 67.190.414

Có 621: 52.423.443
Có 622:10.423.436
Có 627:4.343.535

Bước 2: Phân bổ chi phí NVLTT; NCTT;và SXC cho từng loại theo thể tích của sản phẩm

hinh-19

Phân bổ Chi phí 621;622;627 cho từng loại sản phẩm theo thể tích của toàn bộ sản phẩm

hinh-20

hinh-21 (1)

Bước 3: Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

hinh-22

Biết rằng: Cách tính chi phí sản xuất dở dang cuối tháng của từng khoản mục chi phí được tính như sau:

hinh-23

Bước 4: Tính giá thành sản phẩm gạch (Giả sử tính giá thành của sản phẩm gạch 09*09*20).
An Tâm sẽ tính giá thành của sản phẩm Gạch 09*09*20 với số lượng sản phẩm hoàn thành là 7.000. Vậy bảng tính giá thành là

hinh-24

(Các bạn có thể dựa vào cách tính giá thành trên để có thể tính giá thành của sản phẩm gạch còn lại là Gạch 10*10*20; Gạch 08*08*18).
2. Công ty sản xuất và lắp ráp xe hơi (Sản xuất xe). Tính giá thành theo phương pháp giản đơn (Tức là tập hợp chi phí được theo chi tiết từng loại sản phẩm, những phần chi phí nào không tập hợp riêng được thì phân bổ theo chi phí mà tập hợp riêng được.)

  • Đặc điểm: Mỗi dây chuyền sản xuất là của một dòng xe. Do đó, chi phí nguyên vật liệu thì tập hợp riêng cho từng loại xe. Còn nhân công nhưng chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung không thể tập hợp riêng mà tập hợp chung, cuối tháng tiến hành phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
  • Chi phí nguyên vật liệu: là gồm Bộ Linh Kiện, Lốp xe, Bình Ắc Quy tập hợp riêng được cho từng loại xe
  • Chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung: (gồm tiền vật tư, tiền điện, tiền khấu hao dây chuyền) thì không tập hợp riêng được mà phải phân bổ theo tiêu thức số liệu sản phẩm xe hoàn thành hoặc phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
  • Chi phí sản xuất chung cố định: thì phải phân bổ theo mức sản xuất công xuất bình thường. Nếu trong kỳ, Cty sản xuất thấp hơn mức sản xuất công xuất bình thường thì phân bổ giá thành theo được phân bổ theo mức sản xuất công xuất bình thường, phần còn lại thì hạch toán vào 632 (Giá vốn hàng bán).
    Lưu ý: Chi phí sản xuất chung cố định là chi phí không thay đổi cho dù sản xuất nhiều hay ít sản phẩm (ví dụ như chi phí khấu hao của dây chuyền
  • Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vì sản phẩm xe ô tô cấu tạo giá thành xe chủ yếu là Bộ Linh Kiện.

Ví dụ: tháng 1/2014, Cty ABC chuyên về sản xuất xe hơi. Có 2 dây chuyền sản xuất xe là Kia Morning AT và Kia Morning MT xuất ra 519 bộ linh kiện KIA NEW MORNING AT với trị giá xuất là 45.912.312.956 và 208 Bộ Linh kiện của KIA NEW MORNING MT với trị giá là 16.402.683.568.
Chi phí nhân công sản xuất xe là 1.448.652.269

Chi phí sản xuất chung phần vật tư biến động theo số lượng sản phẩm sản xuất là7.240.760.070

Chi phí sản xuất chung cố định không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất ra là 3.750.981.133. Biết rằng trong kỳ đơn vị sản xuất vượt mức công suất sản xuất bình thường. Mức sản suất công xuất bình thường của xe AT là 500 chiếc/tháng và của xe MT là 200 chiếc/tháng

Trong tháng 1/2014 Công ty sản xuất được 515 sản phẩm Kia Morning AT. Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ của Kia Morning AT là 4 chiếc . Số lượng sản phẩm hoàn thành xe MT là 206 chiếc, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ của MT là 2 chiếc

Đây là năm đầu tiên nên không có chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Giải: Vậy với bài toán này là tính giá thành theo phương pháp giản đơn
Bước 1 : Tập hợp chi phí vào 154 của từng loại xe
Két chuyển chi phí nguyên vật liệu
Nợ 154 Xe AT: 45.912.312.956
Nợ 154 Xe MT: 16.402.683.568

Có 621: 45.912.312.956
Có 621: 16.402.683.568

Bước 2: Phân bổ 622 và 627 theo số lượng sản phẩm hoàn thành
Chi phí nhân công cho xe AT
=(Số lượng sản phẩm AT/Tổng sổ lượng sản phẩm hoàn thành)*Chi phí nhân công trực tiếp=(515)/(721)*1.448.652.269=1.034.751.621
=> Chi phí nhân công cho xe MT=1.448.652.269-1.034.751.621=413.900.648

Bước 3: Phân bổ chi phí sản xuất chung (Gồm biến phí và định phí) cho xe AT và xe MT
Theo số lượng sản phẩm hoàn thành
=> Chi phí sản xuất chung phân bổ cho AT của phần biến phí
=(Số lượng sản phẩm AT/Tổng sổ lượng sản phẩm hoàn thành)*Chi phí sản xuất chung=(515)/(721)*7.240.760.070=5.171.971.479
=> Chi phí sản xuất chung phân bổ cho MT của phần biến phí
=7.240.760.070-5.171.971.479=2.068.788.591
=> Chi phí sản xuất chung phân bổ cho AT của phần Định Phí
=(Số lượng sản phẩm AT/Tổng sổ lượng sản phẩm hoàn thành)*Chi phí sản xuất chung=(515)/(721)*3.750.981.133=2.679.272.238
=>Chi phí sản xuất chung phân bổ cho MT của phần Định Phí
=3.750.981.133-2.679.272.238=1.071.708.895

Bước 4: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ của AT theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
=(Chi phí nguyên vật liệu đầu kỳ+Chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ)/(Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ+Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ).=(0+45.912.312.956)/(515+4)=(45.912.312.956)/(519)*4=353.852.124

+Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ của MT theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
=(Chi phí nguyên vật liệu đầu kỳ+Chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ)/(Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ+Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ).
=(0+16.402.683.568)/(206+2)=157.718.112

Bước 5: tập hợp chi phí nhân công trực tiếp vào từng sản phẩm
Nợ 154 Xe AT: 1.034.751.621
Nợ 154 Xe MT: 413.900.648

Có 622 AT: 1.034.751.621
Có 622 MT: 413.900.648

Bước 6: tập hợp chi phí sản xuất chung vào từng sản phẩm
Nợ 154 Xe AT: 5.171.971.479
Nợ 154 Xe MT: 2.068.788.591

Có 627 (Vật tư phụ) AT: 5.171.971.479
Có 627 (Vật tư phụ ) MT: 2.068.788.591

Nợ 154 Xe AT: 2.679.272.238
Nợ 154 Xe MT: 1.071.708.895

Có 627 (Khấu hao xe) AT: 2.679.272.238
Có 627 (Khấu hao xe ) MT:1.071.708.895

hinh-25

3. CÔNG TY SẢN XUẤT BỒN TÂN MỸ (Sản xuất bồn: Bồn inox; Bồn nhựa; Chậu rửa Inox). Tính giá thành theo đơn đặt hàng (Tức là tập hợp chi phí theo từng đơn đặt hàng)
Công ty có ba tổ sản xuất chính: Tổ bồn, tổ chân, tổ đá – sơn dán chữ. Mỗi tổ có nhiệm vụ riêng biệt và sản xuất 1 loại sản phẩm khác nhau.

  • Đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tính giá thành tại công ty TNHH Tân Mỹ:

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Công ty thực hiện tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng (tức có đơn hàng thì làm)

Phương pháp đánh gía sản phẩm dở dang tại Công ty TNHH Tân Mỹ.
Hiện tại công ty TNHH Tân Mỹ đang thực hiện phương pháp tập hợp chi phí theo đơn hàng và tính giá thành sản phẩm theo từng đơn đặt hàng. Vì vậy cuối tháng còn đơn hàng nào chưa hoàn thành xong thì đó chính là giá trị sản phẩm dở dang của tháng đó.

Những khoản chi phí cấu tạo nên sản phẩm của công ty bao gồm
– Chi phí nguyên vật liệu chính:

Bao gồm chi phí thực tế của các thân bồn(Tobe dầy 0,5; 0,6; 0,8; 1khổ 1220mm, chiều dài 2420;2975;3625,3875mm), chân bồn được làm bằng (V1,5; V2). Nắp bồn (280; 420; 450). Chụp bồn (1150; 1230; 1420) Cổ bồn(270; 420). Tay nắm Inox ( có hai loại lớn và nhỏ). Thau răng Inox (Bát ren) # 34; #49; #60).

– Chi phí nguyên vật liệu phụ:

Bao gồm về các loại nhiên liệu vật liệu phụ cần thiết cho quá trình sản xuất sản phẩm như: Phụ kiện bồn, nút răng nhựa, đá mài, que hàn, băng dính, hợp chất tẩy mối hàn, chốt khoá, sơn các loại, mỡ bò, khí Argon, tem và đề can các loại… và chi phí điện, hơi nước phục vụ cho sản xuất.

– Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương:

Bao gồm tiền lương nhân viên của các phòng ban, tiền lương của nhân viên sản xuất theo sản phẩm, công nhân sản xuất tính theo thời gian, tiền lương tính theo chế độ, các khoản tiền mang tính chất như lương, phụ cấp độc hại, tiền ăn ca…

– Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn:

Bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích lập theo chế độ của Bộ lao động thương binh xã hội.

– Chi phí khấu hao tài sản cố định:

Phản ánh số khấu hao tài sản cố định trong kỳ của các tài sản cố định được sử dụng sản xuất trong kỳ của công ty.

– Chi phí khác bằng tiền:

Bao gồm các loại chi phí được tính bằng tiền như chi phí điện thoại, điện tín, văn phòng phẩm, các loại bồi dưỡng vận chuyển…

– Căn cứ vào quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm thì các loại chi phí trên được chia thành ba khoản mục tương ứng với các khoản mục trong giá thành sản phẩm gồm:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung

  • Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
    +(Giá gốc) Giá nguyên vật = Giá mua + Chi phí thu mua + Thuế nhập khẩu
    liệu nhập kho vận chuyển
    +Giá nguyên vật liệu xuất kho đựơc tính theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền cuối kỳ
    -Trị giá nguyên vật liệu xuất kho = Số lượng xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân gia quyền cuối kỳ
    hinh-27

Quy trình sản xuất bồn theo đơn đặt hàng và tính giá thành như sau:

Hàng ngày phòng kế hoạch sản xuất có nhiệm vụ nhận các đơn đặt hàng của khách hàng (Thường nhận đơn đặt hàng qua các bản fax hoặc qua điện thoại trực tiếp từ phía khách hàng)
hinh 29Sau khi nhận đầy đủ thông tin và kiểm tra đơn đặt hàng về số lượng chủng loại bồn, thời gian giao bồn. Phòng kế hoạch sản xuất, lên kế hoạch cho đơn hàng để sản xuất và phát lệnh sản xuất cho từng tổ sản xuất thực hiện.
hinh-31

Sau khi nhận được lệnh sản xuất từ phòng kế hoạch sản xuất. Quản đốc xưởng sản xuất lên kế hoạch sản xuất, tính toán số nguyên vật liệu cần thiết cho đơn đặt hàng và viết phiếu dự trù vật tư:
hinh-32

hinh-33

Sau khi đã có đơn đặt hàng và giấy đề nghị dự trù vật tư, công ty tiến hành kiểm tra số lượng nguyên vật liệu tồn kho, số nguyên vật liệu tồn kho không có và tiến hành cho mua hàng để nhập nguyên vật liệu cho đơn hàng số 07/CN Vinh.
hinh-34

hinh-35

hinh-36

hinh-37

  • Phiếu dự trù vật tư được chuyển cho kế toán vật tư để lập phiếu xuất nguyên vật liệu. Phiếu xuất kho nguyên vật liệu được lập thành 03 liên, một liên giao kế toán chi phí và tính giá thành, một liên giao cho thủ kho, còn một liên để lưu, phiếu xuất phải ghi đầy đủ số lượng đơn giá thành tiền.
    hinh-38

Để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế xuất kho nguyên vật liệu phát sinh trong tháng kế toán sẽ dựa vào phiếu xuất kho để ghi vào sổ chi tiết của từng loại nguyên vật liệu và sổ chi tiết của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đơn hàng

Sổ chi tiết TK621 theo từng đơn đặt hàng : Phản ánh từng nghiệp vụ kinh tế liên quan đến các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất kho cho sản xuất sản phẩm của từng đơn hàng, căn cứ vào phiếu xuất kho để phản ánh vào tài khoản này và cuối kỳ thực hiện các bút toán kế chuyển. Các số liệu chi tiết này cung cấp các thông tin cho các nhà quản lý biết tình hình xuất và tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong tháng theo từng đơn hàng

hinh-39

hinh-40

  • Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
    Đối tượng phương pháp xác định chi phí nhân công trực tiếp.
    – Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản chi mà công ty phải trả cho những công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hoàn thành, bao gồm lương và các khoản phụ cấp theo lương…
  • Tại công ty TNHH Tân Mỹ hiện nay xác định chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định. Các khoản mục trong chí phí nhân công trực tiếp được xác định và tính như sau:
  • Tiền lương theo quy định của công ty. Lương công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo hình thức lương khoán sản phẩm, đây là bộ phận chủ yếu được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành và định mức tiền lương.
    Lương khoán được tính như sau:
    Lương sản = Số lượng sản phẩm A x Đơn gía tiền lương
    phẩm A hoàn thành trong kỳ khoán cuả sản phẩm A

Tài khoản sử dụng 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

– Tài khoản này được mở chi tiết cho từng tổ, đội khác nhau theo từng đơn hàng, về cơ bản sổ chi tiết và các sổ sách có liên quan của tài khoản này giống như TK 621 mà đã được trình bày ở trên.
– Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ được tập hợp vào bên nợ TK622 vào cuối kỳ. Sau đó được kết chuyển hết sang TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Hình thức tính lương cụ thể của công ty như sau: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành căn cứ vào sổ sách ghi chép như bảng chấm công của phòng hành chính để lên bảng tổng hợp tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, phân bổ hợp lý tiền lương và các khoản trích theo lương và thực hiện các bút toán vào sổ và kết chuyển…
Như đã nêu ở trên cách tính lương của công ty TNHH Tân Mỹ là tính theo lương khoán sản phẩm hoàn thành:

Ví dụ: Theo đơn đặt hàng – Chi nhánh công ty Tân Mỹ – TP Vinh – Nghệ An – Số 07 sản phẩm đặt hàng là 30 bồn 1000lít ngang.
– Định mức tiền lương để sản xuất một sản phẩm bồn 1000lít ngang là: 450đ/lít
Vậy định mức tiền lương cho việc sản xuất ra 1 cái bồn 1000 lít là: 450 x1000 = 450.000đ/ 1 bồn 1000lít
Vậy từ số liệu trên kế toán xác định chi phí tiền lương phải trả cho đơn hàng trên là: 30 x 450.000 = 13.500.000đ

Từ đó kế toán tiến hành lập Bảng lương và Từ bảng lương, kế toán lọc ra để lập bảng tập hợp chi phí tiền lương THEO TỪNG ĐƠN HÀNG và bảng trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn liên quan trực tiếp đến đơn hàng trên. như sau:

hinh-41

Căn cứ vào bảng tập hợp chi phí tiền lương theo từng đơn hàng, kế toán trích lập bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định theo từng đơn hàng như sau:

hinh-42

Từ bảng tập hợp chi phí tiền lương theo từng đơn hàng và bảng trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo từng đơn hàng , kế toán hạch toán vào sổ chi phi nhân công trực tiếp sản xuất theo đơn đặt hàng như sau:

hinh-43

  • Kế toán chi phí sản xuất chung

Đối tượng và phương pháp xác định chi phí sản xuất chung:
+ Chi phí sản xuất chung: là tất cả các chi phí mà ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại các phân xưởng phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Nếu doanh nghiệp thực hiện chi phí sản xuất chung một cách chính xác sẽ giúp cho công tác quản lý và công tác tính giá thành sản phẩm sẽ dễ dàng, thuận lợi rất nhiều.

+ Tài khoản sử dụng: Để theo dõi chi phí quản lý chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này có kết cấu giống TK 621, TK 622.

– Với mỗi loại khác nhau chi phí sản xuất chung được tập hợp chi tiết cho từng khoản mục chi phí (Ví dụ 6271;6272;6273;6274;6277;6278)
Đối với tài sản cố định công ty TNHH Tân Mỹ áp dụng khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Công thức như sau:
anh-40
Tài sản cố định của công ty được theo dõi trên sổ theo dõi tài sản cố định, tài sản cố định tăng, giảm được tính bắt đầu từ ngày tăng giảm, hoặc ngừng không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mỗi tài sản được quy định một mã nhất định chi tiết cho từng nơi sử dụng tài sản. Cuối tháng kế toán phụ trách tài sản cố định lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định của tháng.

Chi phí khấu hao tài sản cố định được kế toán chi phí và tính giá thành tập hợp và phân bổ cho từng tổ sản xuất. Và từ đó tiến hành phân bổ theo từng đơn hàng theo tiêu thức hợp lý là theo khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

anh-41

Lưu ý: Chi phí khấu hao tài sản cố định của đơn hàng 07/CN Vinh được tính như sau (Giả sử trong tháng 4/2009 chỉ sản xuất có đơn hàng 07/CN), nếu trong cùng 1 tháng mà sản xuất nhiều đơn hàng thì chi phí khấu hao tài sản cố định được phân bổ theo tiêu thức như nói ở trên:.

hinh-44

– Tài khoản 627 cũng được theo dõi chi tiết đến TK cấp 2 theo từng tổ, bộ phận NHƯ SAU:

TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272 – Chi phí vật liệu
TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274 – Chi phí KHTSCĐ
TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác

– Sau khi đã tính được chi phí sản xuất của CÁC TỔ, công ty phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

anh-42
– Vật liệu mua ngoài, chi phí bằng tiền, chi phí nhân viên phân xưởng của đơn hàng 07/Vinh, sau khi phân bổ theo tiêu thức trên thì đơn hàng CN-07 như sau:

Chi phí dịch vụ mua ngoài: 250.000
Chi phí công cụ dụng cụ: 755.750
Chi phí nhân viên phân xưởng: 2.700.000
Các khoản Trích theo lương: 513.000

– Hàng ngày khi chi phí sản xuất chung phát sinh liên quan đến phần hành nào thì kế toán phần hành đó dựa vào chứng từ ban đầu như phiếu chi, hoá đơn thanh toán…. để hạch toán vào sổ chi tiết TK 627 theo từng khoản mục chi phí như trên (6271;6272;6273;6274;6277;6278)

hinh-45

hinh-46

  • Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo đơn đặt hàng

– Từ quy trình sản xuất của công ty, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty. Giá thành sản phẩm được chia thành 3 khoản mục:
Chi phí nguyên vật liệu thực tế
Chi phí lương
Chi phí chung

– Giá thành đơn vị sản phẩm được tính cụ thể như sau:

anh-43

– Cuối tháng sau khi kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh vào TK 154 kế toán chi phí và tính giá thành tiến hành đánh giá, giá trị sản phẩm dở dang và tính giá cho từng loại sản phẩm, sau đó lập bảng tính giá thành cho toàn bộ sản phẩm và thẻ tính giá cho từng sản phẩm.

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Căn cứ vào báo cáo sản phẩm dở dang của tổ sản xuất.
– Giá thành sản phẩm được chia thành 3 khoản mục như sau:

+Giá trị dở dang đầu tháng 4- 2009 là : 0
+Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong tháng 4- ĐH07/CN Vinh là : 64.140.660đ
+Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong tháng 4- ĐH07/CN Vinh là 16.065.000đ
+Chi phí sản xuất chung phân bổ cho đơn hàng tháng 04- ĐH07/CN Vinh là 14.197.917đ
+Giá trị dở dang cuối tháng 4 – 2006 là : 0

hinh-47

4. QUY TRÌNH VÀ TẬP HỢP CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH CỦA CÔNG TY VẬN TẢI (Tính giá thành theo phương pháp giản đơn)
1. Kế toán tập hợp chi phí
1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty

Không giống như các ngành sản xuất vật chất khác, ngành Vận tải nói chung không làm tăng giá trị sử dụng cho xã hội mà chỉ tạo điều kiện để thực hiện giá trị sử dụng của sản phẩm. Công ty CP Vận tải và Thương mại cũng mang đặc điểm chung của loại hình kinh doanh này như: hợp đồng vận chuyển được thực hiện bên ngoài DN, việc khai thác vận chuyển phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, giao thông, địa lý khí hậu…. do đó chi phí vận tải còng mang tính đặc thù và sự tham gia của các yếu tố chi phí vào quá trình thực hiện dịch vụ vận tải cũng khác các ngành sản xuất vật chất khác.

1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Trong hoạt động kinh doanh của Công ty có hai mảng lớn là vận tải ô tô và đại lý vận tải. Để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, Công ty đã thực hiện phân loại chi phí của từng hoạt động dịch vụ trên.
a, Chi phí của hoạt động vận tải ô tô bao gồm:
– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm giá trị nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình vận tải như là nhiên liệu (xăng dầu …).
– Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các khoản phải trả cho lái xe, phô xe các khoản trích theo lương: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
– Chi phí sản xuất chung gồm :
+Chi phí khấu hao phương tiện vận tải, tài sản cố định phòng vận tải.
+Chi phí săm lốp, bảo dưỡng xe.
+Chi phí sửa chữa phương tiện (sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên)
+Chi phí bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn .
+Các chi phí khác…

b, Chi phí của hoạt động đại lý vận tải bao gồm:
– Cước ô tô, cước đường sắt, cước đường biển
– Bốc xếp, nâng hạ
– Lương, phụ cấp….
Trong hoạt động đại lý vận tải, chi phí phát sinh chủ yếu là chi phí thuê ngoài và thường ổn định do đó để tăng lợi nhuận công ty phải tìm các biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành của hoạt động vận tải ô tô.
Hàng tháng, để phục vụ việc thực hiện các hợp đồng vận chuyển, phòng vận tải TTDVVT đều các lập bảng kê ứng chi phí xe điều động căn cứ vào hợp đồng vận chuyển, sau đó tính định mức tiêu hao nhiên liệu và các chi phí khác trong quá trình thực hiện hợp đồng để đề nghị tạm ứng được kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị duyệt ký, sau đó gửi tới phòng kế toán để viết phiếu chi.
Sau khi tập hợp đầy đủ các chứng từ cần thiết liên quan đến các chi phí xe điều động, phòng vận tải trung tâm dịch vụ vận tải tiến hành lập giấy thanh toán tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng được ký duyệt giống giấy đề nghị tạm ứng. Toàn bộ giấy tờ trên sẽ được gửi tới phòng kế toán làm căn cứ ghi vào các khoản chi phí.

1.3 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất dịch vụ

Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại là đơn vị kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: vận tải, kinh doanh thương mại tổng hợp… do đó công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, đối với lĩnh vực vận tải thì đối tượng tập hợp chi phí vận tải

1.4 Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại
1.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của hoạt động vận tải chỉ bao gồm chi phí nhiên liệu (xăng dầu). Trước khi thực hiện hợp đồng vận tải, phòng vận tải cần tạm ứng một số tiền căn cứ theo định mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện vận tải để chi cho lái xe. Với mỗi phương tiện vận tải khác nhau thì định mức tiêu hao nhiên liệu là khác nhau. Khi đó chi phí nhiên liệu tiêu hao sẽ được tính theo công thức:
anh-44
Kế toán Công ty sử dụng tài khoản 621-“Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ” và theo dõi trên cả sổ chi tiết, sổ cái.
Mỗi xe được mở một bảng theo dõi nhiên liệu (Phụ lục số 11) để theo dõi tình hình sử dụng nhiên liệu tong cả tháng. Cuối tháng, tổng hợp nhiên liệu tiêu hao của từng xe để lập bảng tổng hợp nhiên liệu tiêu hao (Phụ lục số 12) của toàn đội xe.

VD: Căn cứ vào hóa đơn mua nhiên liệu (Phụ lục số 13) do Công ty XNK và Đầu tư xây dựng Hà Nội cung cấp trong tháng 12/2007, Kế toán tiến hành định khoản trên máy tính:
Nợ TK 152: 84.436.364 đồng
Nợ TK 133: 7.882.636 đồng
Có TK 331: 92.319.000 đồng

Cuối tháng, căn cứ vào số NL tiêu hao thực tế và số NL còn tồn trên các xe trong bảng hợp nhiên liệu tiêu hao (Phụ lục số 12), kế toán ghi:

Nợ TK 621: 75.975.661 đồng
Có TK 152: 75.975.661 đồng

Cuối quý, toàn bộ CP NVLTT được kết chuyển sang TK 154 để xác định CP được phản ánh trên sổ chi tiết TK 621 theo định khoản:

Nợ TK 154: 239.832.304 đồng
Có TK 621:239.832.304 đồng
Máy tính sẽ tự động lên sổ nhật ký chung (Phụ lục số14)

1.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí về lao động là một trong những chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ. Chi phí này thường chiếm tỷ trọng không nhỏ trong giá thành sản phẩm dịch vụ. Do vậy, việc hạch toán đúng chi phí này sẽ quyết định rất lớn đến việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành sản phẩm, dịch vụ. Mặt khác, hạch toán tốt chi phí nhân công còn thúc đẩy người lao động làm việc, giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả, nâng cao chất lượng lao động, hạ thấp giá thành sản phẩm, dịch vụ và bảo đảm thu nhập cho người lao động.

Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại trung tâm dịch vụ vận tải được hạch toán vào tài khoản 622.
Các căn cứ để tính lương:
* Lương thời gian
* Lương sản phẩm

hinh-48

* Lương sản phẩm:

– Đơn giá lương sản phẩm được tính theo số Km vận hành đối với xe có 02 lái xe chạy đường dài:

+ Lái chính: 180 đồng/km
+ Lái phô : 100 đồng/km

– Đơn giá lương sản phẩm được tính theo sè Km vận hành đối với xe có 01 lái xe chạy đường dài: 230 đồng/km

VD: Căn cứ vào số km trong bảng tiêu hao nhiên liệu (Phụ lục số 11) và đơn giá lương sản phẩm, kế toán tính lương sản phẩm cho ông Đức như sau:
Lương sản phẩm = 6030 x 180 = 1.085.400 đồng
(Các lái xe khác cũng được tính theo cách trên)

* Trích BHXH, BHYT, KPCĐ

Quỹ BHXH: Được hình thành bằng cách tính vào chi phí của doanh nghiệp và trừ vào thu nhập của người lao động. Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành về công tác kế toán tại công ty Cổ phần Vận Tải và Thương mại việc trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 20%. Trong đó:

+ 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
+ 5% trừ vào lương tháng

Quỹ BHYT: Theo quy định của chế độ hiện hành, hàng tháng công ty phải đóng BHYT là 3% của tiền lương. Trong đó:

+ 2% tính vào lương chi phí sản xuất kinh doanh
+1% trừ vào lương tháng

Kinh phí công đoàn: Được tính trong quỹ lương thực thi trong doanh nghiệp gồm 2%, toàn bộ trích vào chi phí sản xuất kinh doanh.

VD: Tính lương cho Lái xe Trần Hải Khiêm
Lương cơ bản: 3.000.000
+ BHXH được tính: 3.000.000 x 20% = 600.000

Trong đó: 15% tính vào chi phí: 3.000.000 x 15% = 450.000Đ
5% trừ vào lương : 3.000.000 x 5% = 150.000Đ

+ BHYT được tính 3.000.000 x 3% = 90.000Đ

Trong đó: 2% tính vào chi phí: 3.000.000 x 2% = 60.000Đ
1% trừ vào lương : 3.000.000 x 1% = 30.000Đ

Ngoài ra, công ty trả cho người lao động tiền ăn ca là 13.000đ/1ca/1 người và kế toán hạch toán vào TK 642.8

Cuối tháng, căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của các lái xe (Phụ lục số 15) kế toán định khoản trên máy tính:

Nợ TK 622.1:16.282.600 đồng
Có TK 334: 16.282.600 đồng

Khi tạm ứng lương kỳ I, kế toán căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng (Phụ lục số 16) và phiếu chi để cập nhật bt toán:

Nợ TK 141: 5.800.000 đồng
Có TK 111: 5.800.000 đồng

Cuối tháng, căn cứ vào số Km mà các lái xe chạy được, số ngày công tác thực tế của từng lái xe trong bảng chấm công, phòng kế toán tiến hành tính và lập bảng thanh toán tiền lương rồi căn cứ cùng với phiếu chi để cập nhật bút toán lương kỳ II:

Nợ TK 334: 16.282.600 đồng
Có TK 111: 10.482.600 đồng
Có TK 141: 5.800.000 đồng

Cuối kỳ, toàn bộ CP NCTT được KC sang TK 154 để xác định chi phí được phản ánh trên sổ chi tiết TK 622 (Phụ lục số 17) theo định khoản:

Nợ TK 154: 75.866.200 đồng
Có TK 622: 75.866.200 đồng

Máy tính sẽ tự động lên sổ chi tiết TK 622 (Phụ lục số 17), sổ nhật ký chung (Phụ lục số 18)

1.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành tập hợp riêng cho từng bộ phận sản xuất, các khoản mục chi phí tập hợp cho một số bộ phận sau đó phân bổ cho từng loại hoạt động, tuỳ theo nội dung chi phí để có tiêu thức phân bổ thích hợp .
Tại tổ xe điều động, các khoản chi phí sản xuất chung bao gồm:
+Chi phí săm lốp
+Chi phí khấu hao phương tiện vận tải
+Chi phí sửa chữa phương tiện (sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên)
+Chi phí mua phí giao thông và bảo hiểm phương tiện
+Các chi phí bằng tiền khác
Để hạch toán chi phí sản xuất chung của hoạt động vận tải, kế toán Công ty sử dụng TK627 “chi phí sản xuất chung “.

627.3: Chi phí dụng cụ sản xuất
627.4: Chi phí khấu hao tài sản cố định
627.8: Chi phí bằng tiền khác

*Các chi phí trích trước:

Do những đặc thù của ngành vận tải ôtô nên có những khoản chi phí mặc dù chưa phát sinh trong kỳ hạch toán nhưng do yêu cầu quản lý, DN phải tiến hành trích trước vào chi phí nhằm đảm bảo cho giá thành dịch vụ không đột biến tăng khi những khoản chi phí này phát sinh.
Đối với Công ty CP Vận tải và Thương mại, tại tổ xe điều động các khoản mục chi phí sản xuất chung được trích trước bao gồm:
-Chi phí săm lốp: khoản chi phí này bao gồm: chi phí mua săm lốp, hao mòn săm lốp. Khi phương tiện hoạt động, săm lốp bị hao mòn dần, mức hao mòn phụ thuộc vào số km lăn bánh. Đến thời điểm hết hạn sử dụng, săm lốp phải thay thế để đảm bảo phương tiện hoạt động bình thường. Để giá thành hoạt động hàng tháng không bị biến động đột ngột do việc tính chi phí săm lốp vào chi phí vận tải, Công ty tiến hành trích trước chi phí săm lốp vào chi phí vận tải. Chi phí săm lốp trích trước được tính theo công thức sau:

hinh-49

Ghi chú: Số km vận chuyển định mức căn cứ vào đặc tính kỹ thuật của từng loại xe. Khi Công ty mua phương tiện vận chuyển, nhà sản xuất cung cấp cho đơn vị các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể. Nhờ có định mức vận chuyển này giúp cho DN sử dụng tốt phương tiện của mình.
Bên cạnh các khoản chi phí săm lốp phải trích trước còn có chi phí về bình điện, bạt che hàng, khám định kỳ…cũng phải tính để trích hàng tháng vì những khoản chi phí này phát sinh với giá trị tương đối lớn, có thể sử dụng thời gian dài. Các chi phí này thông thường đến cuối tháng 12 mới phát sinh.

Chi phí khám định kỳ / tháng = Số tiền ước tính 1 lần khám /12 tháng (1năm khám xe 1 lần).
Chi phí bình điện = Đơn giá 1 bình x 2 bình /24 tháng (thay bình điện 1 lần).
Chi phí bạt che hàng = Đơn giá bạt che hàng / thời gian sử dụng định mức của bạt .
Ngoài ra còn có chi phí bảo dưỡng xe (1 năm 2 lần ), bảo hiểm xe (1 năm 1 lần ).

Hàng tháng, căn cứ vào phương án vận chuyển của từng xe, kế toán tiến hành lập bảng kê chi tiết các chi phí trích trước. (Phụ lục số 19)
Khi phát sinh các chi phí đã được trích trước (thay lốp, khám xe định kỳ), kế toán dựa vào hoá đơn của từng xe để tập hợp các khoản chi phí trích trước phát sinh.

*Chi phí khấu hao tài sản cố định:
Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng –khấu hao theo mức tính trung bình năm.
Công thức tính:

hinh-50

-Nguyên giá TSCĐ: là số tiền công ty phải bỏ ra mua TSCĐ hoặc giá trị TSCĐ sau khi đánh giá lại.
-Thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định căn cứ vào quyết định của ban giám đốc và các phòng ban có trình độ chuyên môn về TSCĐ (phòng kế toán, phòng vận tải TTDVVT). Ngoài ra việc xác định còn phải căn cứ vào quyết định 206/2003/QĐ-BTC (ngày 12/12/2003) của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và tính khấu hao TSCĐ. Công ty theo dõi chi tiết khấu hao cho từng TSCĐ.

VD: Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (Phụ lục số 20) kế toán sẽ xác định chi phí khấu hao TSCĐ của xe ôtô 29N3949 là 2.482.975 đ, kế toán tiến hành định khoản như sau:
Nợ TK 627.4: 2.482.975 đồng
Có TK 214: 2.482.975 đồng
*Chi phí sửa chữa phương tiện:

Hiện nay, sửa chữa phương tiện của công ty bao gồm công việc bảo dưỡng ôtô hàng ngày, bảo dưỡng kỹ thuật cấp I, bảo dưỡng kỹ thuật cấp II và sửa chữa thường xuyên

VD: Ngày 20/12/2007 xe ôtô 29L3951 tiến hành sửa chữa và quyết toán sửa chữa hết: 1.800.000đ
Căn cứ vào quyết toán sửa chữa của xe ôtô 29L3951 (Phụ lục số 21) kế toán định khoản trên máy:
Nợ TK 627.5: 1.800.000 đồng
Có TK 331: 1.800.000 đồng

*Các chi phí khác:
Đối với hoạt động của tổ xe điều động, ngoài các chi phí sản xuất chung nêu trên còn gồm các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển như các chi phí bằng tiền (chi phí điện, nước, điện thoại, bưu chính, sửa chữa thuê ngoài, lệ phí cầu đường …) và các chi phí khác được lái xe chi trả trực tiếp như: chi phí bốc xếp, chi phí thiệt hại do đâm đổ, bồi thường tai nạn giao thông …. (hầu hết các khoản chi này đều không có hoá đơn GTGT mà chỉ có giấy viết tay hoặc tờ trình).

VD: Căn cứ vào hóa đơn về phí nâng hạ được tập hợp trong quý IV/2007, Kế toán tiến hành định khoản trên máy:

Nợ TK 627.7: 132.368.430 đồng
Nợ TK 133 : 6.618.420 đồng
Có TK 111: 138.986.800.850 đồng

VD: Căn cứ vào các vé cầu đường được tập hợp trong quý IV/2007 kế toán cũng định khoản trên máy:

Nợ TK 627.8: 142.835.000 đồng
Có TK 1111: 142.835.000 đồng

Sau khi xác định xong chi phí sản xuất chung kế toán tiến hành vào máy các số liệu theo trình tự thời gian. Máy sẽ tự động lên sổ chi tiết (Phụ lục số 22) và sổ nhật ký chung (Phụ lục số 23)

Nợ TK 627: 704.189.185 đồng
Có TK 154: 704.189.185 đồng

1.5 Tổng hợp chi phí dịch vụ vận tải
Cuối quý kế toán tổng hợp sẽ thực hiện các bút toán kết chuyển bên Nợ của các TK chi phí sang TK 154 để tính giá thành dịch vụ (Giá thành tính trên số km) vận chuyển của cả tháng (cả quý) cho toàn bộ số km vận chuyển của tất cả xe vận chuyển. Và ghi vào sổ chi tiết (Phụ lục số 24)

+Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của đội xe:

Nợ TK 154: 239.832.304 đồng
Có TK 621: 239.832.304 đồng

+Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp của đội xe:

Nợ TK 154: 75.866.200 đồng
Có TK 622: 75.866.200 đồng

+Kết chuyển chi phí sản xuất chung của đội xe:

Nợ TK 154: 704.189.185 đồng
Có TK 627. 704.189.185 đồng

 

Nguồn: An Tâm

TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT

Cơ sở 1: Số 3E3, Tập Thể Đại Học  Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tư vấn: 04.6652.2789           hoặc               0976.73.8989

Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán: Click vào đây xem chi tiết

 

KẾ TOÁN CHI PHÍ BẢO HÀNH SẢN PHẨM

 

giam hoc phi tin van phong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Comments

comments