Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (p2)

    Lượt xem: 1597

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (p2)

2. Kế toán tính giá thành dịch vụ vận tải
2.1 Đối tượng tính giá thành
Cũng như việc xác định đối tượng tập hợp chi phí, việc xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác tính giá thành sản phẩm. Đây là căn cứ quan trọng để kế toán mở phiếu tính giá thành. Xuất phát từ những đặc điểm của ngành còng như những đặc điểm riêng của DN, Công ty đã xác định đối tượng tính giá thành là theo số km vận chuyển của cả kỳ tính giá thành (có thể tháng hoặc quý)

2.2 Phương pháp tính giá thành
Đây là bước cuối cùng trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với DN. Khi lựa chọn phương pháp tính giá thành hợp lý sẽ tạo điều kiện để tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm, từ đó đề ra biện pháp xử lý kịp thời khi có sự thay đổi đột biến của chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh và đối tượng tính giá thành như vậy Công ty CP Vận tải và Thương mại đã áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp). Theo phương pháp này, giá thành được tính toán căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ.
Từ các phiếu thanh toán vận chuyển, căn cứ vào nội dung vận chuyển, kế toán cộng chi phí nhiên liệu, chi phí nhân công trực tiếp cho từng hợp đồng, phụ lục hợp đồng. Riêng chi phí sản xuất chung được chia làm hai khoản:

Chi phí cầu phà, sửa chữa vặt hay chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác, …(chi phí đích danh) cũng được tập hợp ngay cho từng chuyến vận chuyển chi tiết trên phiếu thanh toán vận chuyển.
ác chi phí cần phân bổ như chi phí khấu hao, chi phí trích trước được phân bổ theo số Km hàng hoá vận chuyển (nếu đơn vị muốn tính giá thành theo từng hợp đồng, còn ko thì tính giá thành theo số km vận chuyển trong tháng của toàn bộ xe trong cty, tại Cty này thì tính giá thành theo số km vận chuyển trong tháng mà ko phải tính giá thành theo số km của hợp đồng)
hinh-51

hinh-52

hinh-53

hinh-54

Số dầu đã thực lĩnh tại cây xăng: 2000
Tồn tháng trước : – 450
Tồn tháng này (Định mức- thực lĩnh+tồn tháng trước): -159 (chỉ tính trên cơ sở định mức, còn vấn đề kiểm tra thực tế số tồn có đúng hay không là chưa xác định)

hinh-55

hinh-56

hinh-57

hinh-58

hinh-59

hinh-60

hinh-61

hinh-62

hinh-63

anh-45

anh-46

anh-47

anh-50

hinh-68

hinh-69

5. Quy trình tính giá thành của công ty may mặc (Tính giá thành theo từng loại sản phẩm trong đơn đặt hàng) của Công ty Hà Thành

5.2.1 : Đối tượng tập hợp chi phí của Công ty

Sản phẩm chủ yếu của công ty là trang phục công sở với hình thức và mẫu mã đẹp, hợp thời trang nhưng vẫn lịch sự, và đem lại cho người sử dụng sự thoải mái, tiện dụng nên hình thức và mẫu mã cũng thường xuyên thay đổi. Công ty tiến hành sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng với quy trình công nghệ gồm nhiều giai đoạn được thực hiện một cách liên tục và khép kín . Mặt khác chi phí sản xuất phát sinh trrong quá trình sản xuất sản phẩm được kế toán tập hợp cho từng đơn đặt hàng. Do đó kế toán của công ty xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng chi tiết cho từng loại sản phẩm .

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên quan trọng, có tính định hướng trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Vì vậy, xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất hợp lý, phù hợp mới giúp cho tổ chức công tác kế toán hoàn thành tốt, phục vụ cho việc tăng cường quản lý sản xuất và tính giá thành kịp thời, chính xác .

* Phân loại chi phí sản xuất và công tác chi phí sản xuất của công ty TNHH sản xuất và thương mại Hà Thành
Việc phân loại chi phí một cách có khoa học và hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạch toán chi phí và đảm bảo cho việc giá thành được tính toán một cách chính xác. Mặt khác, nó là tiền đề của việc kiểm tra, phân tích chi phí, thúc đẩy việc quản lý chặt chẽ chi phí để hướng tới tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Với yêu cầu đó, công ty đã phân loại chi phí sản xuất thành ba loại :

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
– Chi phí nhân công trực tiếp

Công ty xác định đơn giá tiền công cho công nhân dựa trên cơ sở mức độ đơn giản hay phức tạp của sản phẩm hoặc công việc mà công nhân thực hiện .

– Chi phí sản xuất chung
Tại phòng kế toán, việc phân công công việc cụ thể đối với từng kế toán viên về công việc theo dõi quản lý các chi phí phát sinh trên cơ sở các số liệu, thông tin do các thống kê và các bộ phận khác chuyển về và từ đó ghi vào sổ kế toán có liên quan kế toán tính giá thành và sổ tổng hợp chi phí sản xuất của công ty.
Căn cứ vào chứng từ gốc có liên quan đến chi phí phát sinh là các chứng từ , các yếu tố như nguyên vật liệu (phiếu xuất kho hoặc sao kê), khấu hao TSCĐ (bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ), tiền mặt, phiếu chi, kế toán hạch toán vào những tài khoản chi phí có liên quan

5.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất của Công ty
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hà Thành sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp. Theo phương pháp này thì các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng nào thì tập hợp trực tiếp theo đối tượng đó, những khoản chi phí nào mà không tập hợp riêng được thì sẽ được phân bổ theo tiêu thức hợp lý.

5.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ cơ sở để cấu tạo nên sản phẩm .
– Vật liệu chính là vải (Kaki, …) các vật liệu này đa phần là được mua ngoài. Nguyên vật liệu sẽ được xuất kho sử dụng cho các mục đích tuỳ theo yêu cầu của từng bộ phận sử dụng. Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ .

– Vật liệu phụ như : cúc, khoá, vải lót, chỉ may,…

hinh-70

Ví dụ: Trong tháng 5/ 2008, tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hà Thành có hai đơn đặt hàng :
– Đơn đặt hàng số 1:

+ 1500 áo sơ mi nữ
+ 1300 chân váy
+ 2350 quần âu nữ

– Đơn đặt hàng số 2 :

+ 2550 quần âu nam
+ 2600 áo sơ mi nam

Trình tự tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trước khi tiến hành sản xuất phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất. Việc lập kế hoạch sản xuất căn cứ vào hợp đồng kinh tế được ký giữa công ty với khách hàng.
Kế toán căn cứ vào định mức vật tư và số lượng sản xuất trong tháng của từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng để tính ra số lượng vật liệu chính cần thiết để sản xuất hoàn thành sản phẩm.

* Tài khoản kế toán sử dụng: để hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621- nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng sản phẩm của từng đơn đặt hàng

hinh-71

Lưu ý: Ngoài định mức vải là vật liệu chính cho sản xuất, công ty cần xác định mức vật liêu phụ cho từng sản phẩm

VD : Để may hoàn chỉnh 1 áo sơ mi nữ cỡ số 1 cần số nguyên vật liệu là:
– Vải : 01 x 1 = 1 m
– Chỉ may = 70 m
– Cúc áo = 7 cái
– Mex ( vải nhựa trắng ) = 0,5 m
Để may hoàn chỉnh 1 quần âu nữ cỡ số 1 cần số nguyên vật liệu là :
– Vải trắng : 01 x 1,1 = 1.1 m
– Mex cạp = 0,6 m
– Chỉ may = 74 m
– Khoá = 1 cái
– Khuy = 2 cái
– Vải lót túi ( vải lót tráng ) = 1 bộ
Về quy trình công nghệ sản xuất ở công ty bao gồm hai giai đoạn chính là cắt và may hoàn thiện sản phẩm nên nguyên liệu chính là vải được xuất một lần trực tiếp đến phân xưởng cắt để cắt, vắt sổ và pha thành các bán thành phẩm hoàn thiện Còn phân xưởng may hoàn thiện chỉ nhận các vật liệu phụ như chỉ, cúc, khoá …
Tại công ty, phiếu xuất kho nguyên vật liệu được thủ kho lập riêng cho từng đơn đặt hàng để ghi số lượng các loại nguyên vật liệu xuất kho được lập thành 3 liên: 1 liên giao cho bộ phận nguyên vật liệu, 1 liên giao bộ phận phụ trách nguyên vật liệu giữ, 1 liên còn lại giao cho kế toán làm căn cứ tính chi phí về nguyên vật liệu.
Đơn giá ghi trên phiếu xuất kho là giá tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, do đó cuối kỳ mới tính được đơn giá xuất .

hinh-72

Mỗi nghiệp vụ liên quan đến xuất nguyên vật liệu, kế toán dựa vào phiếu xuất kho để ghi vào bảng tổng hợp xuất NVL, CCDC.

Ví dụ biểu mẫu số 3: mẫu bảng tổng nguyên vật liệu xuất ra sản xuất

hinh-73

hinh-74

Như vậy, để sản xuất quần áo của 2 đơn đặt hàng trong tháng cần :

– Giá trị nguyên vật liệu dùng cho sản xuất là :
446.525.300 + 58.535.000 = 505.060.300 đồng
Trong đó :
+ Giá trị NVL xuất dùng cho phân xưởng sản xuất là: 16.800.000 đồng
+ Giá trị NVL trực tiếp xuất dùng cho sản xuất sản phẩm là :
505.060.300 – 16.800.000 = 488.260.300 đồng
+ Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng là : 26.940.000 đồng
=> Tổng giá trị NLVL, CCDC xuất dùng là :
505.060.300 + 26.940.000 = 532.000.300 đồng
Tổng hợp các phiếu xuất kho và từ số liệu trên bảng tổng hợp xuất NLVL, CCDC (biểu số 3), kế toán tiến hành lập bảng phân bổ NLVL, CCDC vào cuối tháng (biểu số 4).

hinh-75

hinh-76

Từ số liệu trên sổ nhật ký chung cho thấy các nghiệp vụ phát sinh trong tháng liên quan đến nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đều được bộ phận kế toán tổng hợp theo từng khoản mục và được ghi một lần vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian và nội dung nghiệp vụ.

Căn cứ vào các dòng, các cột liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, bộ phận kế toán tổng hợp tến hành ghi sổ cái tài khoản 621 – chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Cụ thể, trong tháng 5/2008 kế toán căn cứ vào số liệu ghi trên sổ nhật ký chung để ghi sổ cái TK 621 như sau:

hinh-77

hinh-78

Có thể thấy chi phí nguyên vật liệu có vị trí chủ chốt và rất quan trọng. Chính vì vậy, kế toán công ty cần phải tính toán cũng như phản ánh chính xác, đầy đủ số lượng và giá trị của từng loại nguyên vật liệu, cung cấp thông tin kịp thời cho cấp quản lý để tiến hành các biện pháp làm giảm tiêu hao, góp phần hạ giá thành sản phẩm.
(Ngoài ra còn phải ghi sổ chi tiết của nguyên vật liệu của TK 152 nữa).

5.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm. Việc tính toán và hạch toán đầy đủ chi phí nhân công trực tiếp cũng như việc trả lương chính xác, kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý số lượng nhân công, quản lý thời gian lao động, quản lý quỹ lương của công ty. Đồng thời nó còn có ý nghĩa khuyến khích động viên nhân viên hăng say lao động, nâng cao năng suất khi họ được thanh toán lương, tiền thưởng chính xác kịp thời.

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm mà người chủ sử dụng lao động phải trả cho người lao động ứng với thời gian lao động, chất lượng lao động và kết quả lao động của người lao động .
Tại công ty, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm :

– Tiền lương sản phẩm phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
– Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất như : BHXH, BHYT , KPCĐ .
Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp .

hinh-79

Công ty xác định tiền công cho 1 áo sơ mi nữ là : 12.400 đồng và cụ thể cho từng giai đoạn công nghệ:

– Tiền công cắt :2.000 đồng/ sản phẩm
– Tiền công vắt sổ : 800 đồng/ sản phẩm
– Tiền công may : 6.800 đồng/ sản phẩm
– Tiền lương thực hiện công nghệ: 1.000 đồng/ sản phẩm
– Tiền công kiểm tra và đóng gói sản phẩm: 1000 đồng/sản phẩm
– Tiền công hoàn thiện : 800 đồng/sản phẩm
Tiền lương của công nhân được tính theo công thức :

hinh-80

Tiền lương thời gian được áp dụng với nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên văn phòng, nhân viên quản lý doanh nghiệp.

hinh-81

hinh-82

hinh-83

Dựa vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán tiền lương tiến hành ghi 1 lần vào “Sổ nhật ký chung” theo các nghiệp vụ.

hinh-84

hinh-85

hinh-86

hinh-87

hinh-88

5.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
Để tiến hành sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao, ngoài các yếu tố chi phí sản xuất cơ bản như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, công ty còn phải quan tâm đến chi phí sản xuất chung có liên quan đến từng đơn đặt hàng hay toàn công ty.

Tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hà Thành, chi phí sản xuất chung bao gồm :

– Tiền lương và các khoản phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng
– Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng
– Chi phí khấu hao tài sản cố định
– Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh như điện, nước, điện thoại.

Chi phí sản xuất chung tại công ty được tập trung cho toàn công ty sau đó được phân bổ cho từng loại sản phẩm của trình tự đặt hàng. Để thuận tiện cho công tác quản lý và kế toán chi phí sản xuất chung. Kế toán mở các sổ chi tiết của TK 627- chi phí sản xuất chung:

– Sổ chi tiết TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng
– Sổ chi tiết TK 6272 – Chi phí nguyên liệu
– Sổ chi tiết TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất
– Sổ chi tiết TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ
– Sổ chi tiết TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
– Sổ chi tiết TK 6278 – Chi phí khác bằng tiền

5.2.2.3.1. Chi phí nhân viên phân xưởng – TK 6271
Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương. Phương pháp tính lương là trả lương theo thời gian. Việc tính lương theo thời gian phải căn cứ vào cấp bậc, hệ số lương và số ngày công trong tháng.

Cơ sở để tính lương và lập bảng thanh toán lương là dựa vào bảng chấm công, tính các khoản trích theo lương cũng tương tự như với công nhân trực tiếp sản xuất.

hinh-89

5.2.2.3.2. Chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng – TK 6272
Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (biểu số 4)

– Kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết TK 6272 vào sổ nhật ký chung
– Cuối kì kết chuyển chi phí nguyên vật liệu dùng cho PXSX

hinh-90

5.2.2.3.3. Chi phí dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng sản xuất – TK 6273
Căn cứ vào bảng phân bổ NLVL, CCDC (biểu số 4), kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết Tk 6273 vào sổ nhật ký chung cụ thể trong tháng 5/2008 là :

– Xuất kho dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng sản xuất
– Cuối kỳ kết chuyển chi phí dụng cụ sản xuất phân xưởng

hinh-91

5.2.2.3.4. Chi phí khấu hao tài sản cố định – TK 6274

Tài sản cố định là những tư liệu chủ yếu có giá trị sử dụng lớn, thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào những chu kỳ sản xuất nhưng giữ nguyên được vật chất ban đầu cho đến khi hỏng.

Trong quá trình TSCĐ bị hao mòn dồn vào giá trị của nó được chuyển dịch vào giá thành sản phẩm làm ra.
TSCĐ của Công ty được chia làm 4 loại :

– Nhà cửa, vật kiến trúc
– Máy móc thiết bị
– Thiết bị quản lý
– Phương tiện vận tải

hinh-92

hinh-93

5.2.2.3.5. Chi phí dịch vụ mua ngoài – TK 6277
Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH sản xuất và thương mại Hà Thành gồm tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại…

Các nghiệp vụ về dịch vụ mua ngoài, kế toán tiến hành ghi vào sổ chi tiết TK 6277 vào sổ nhật ký chung theo các nghiệp vụ sau:

– Thanh toán tiền điện thoại bằng tiền mặt, số tiền là 11.088.000 đồng
( bao gồm cả thuế GTGT 10%) .
– Trả tiền điện dùng sản xuất cho công ty điện lực TX – Hà Nội bằng tiền mặt, số tiền là 35.200.000 đồng (bao gồm cả thuế GTGT 10%).
– Cuối kỳ kết chuyển chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất để tính giá thành sản phẩm .

hinh-94

5.2.2.3.6. Chi phí bằng tiền khác – TK 6278
Tại công ty, chi phí bằng tiền khác bao gồm: chi phí bồi thường ngoài giờ, chi phí tiếp khách, chi phí đi học …
Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng: TK 6278, TK 111 …

Chứng từ kế toán liên quan: hoá đơn GTGT, hoá đơn mua hàng, phiếu chi …
Căn cứ vào chứng từ kế toán liên quan, nhân viên tiến hành nhập dữ liệu ở các chứng từ này vào sổ hoặc nhật ký chung vào sổ chi tiết 6278 theo định khoản:

– Chi tiếp khách , giao dịch bằng tiền mặt, số tiền là 8.800.000 đồng (bao gồm cả thuế GTGT 10%).
– Chi phí đi học cho đồng chí Quang phòng kế hoạch bằng tiền mặt, số tiền là 2.200.000 đồng.
– Chi phí đi đường cho đồng chí Tuấn ban giám đốc bằng tiền mặt, số tiền là 1.650.000 đồng (bao gồm cả thuế GTGT 10%).
– Cuối kỳ kết chuyển chi phí bằng tiền khác vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm .

hinh-95

hinh-96

hinh-97

hinh-98

hinh-999

hinh-100

hinh-101

hinh-102

hinh-103

5.2.3. Tổng hợp chi phí sản xuất của toàn Công ty.
Sau khi tập hợp và phân bổ các khoản chi phí sản xuất vào cuối tháng, kế toán tổng hợp toàn bộ các chi phí sản xuất vào bên nợ TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trên cơ sở chi phí tập hợp được, kế toán tiến hành công việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ dịch vụ toàn công ty.

hinh-104

Toàn bộ sản phẩm sản xuất hoàn thành sẽ được chuyển xuống kho thành phẩm , sau khi kiểm tra số lượng, chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu ghi trong hợp đồng, nhân viên thống kê kho thành phẩm viết giấy xác nhận sản phẩm hoàn thành nhập kho gửi cho phòng kế toán. Cuối tháng kế toán kiểm tra thành phẩm nhập kho theo số liệu thống kê do thống kê kho thành phẩm chuyển đến, tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo các định khoản.

– Nhập kho thành phẩm áo sơ mi nữ
– Nhập kho thành phẩm chân váy
– Nhập kho thành phẩm quần âu nữ
– Nhập kho thành phẩm áo sơ mi nam
– Nhập kho thành phẩm quần âu nam

hinh-105

hinh-106

hinh-107

5.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Quy trình sản xuất thường diễn ra liên tục và xen kẽ lẫn nhau. Cuối kỳ có thể có những sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất hoặc những sản phẩm đã hoàn thành một hoặc một số giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất nhưng chưa hoàn thành đến giai đoạn cuối cùng hoặc đã hoàn thành nhưng chưa chiêm nghiệm nhập kho thành phẩm dở dang.

5.2.5. Kế toán tính giá thành sản phẩm của Công ty
5.2.5.1. Đối tượng tính giá thành tại Công ty
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm, nó có ý nghĩa quan trọng, là căn cứ để kế toán mở các bảng chi tiết tính giá thành và tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng, phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.

Công ty Hà Thành sản xuất theo đơn đặt hàng với đặc điểm sản xuất phức tạp. Công ty đã tổ chức quy trình công nghệ khép kín trong phạm vi công ty. Vì vậy, đối tượng tính giá thành tại công ty là từng đơn đặt hàng chi tiết cho từng loại sản phẩm .

Kỳ tính giá thành tại công ty được xác định phù hợp với kỳ hạch toán và đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty. Thực tế công ty xác định kỳ tính giá thành sản phẩm là một tháng. Đến cuối tháng công ty sẽ tiến hành tính giá thành phẩm cho tất cả các đơn đặt hàng đã hoàn thành .
5.2.5.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hà Thành đưa ra mức giá sản phẩm
sản xuất ra dựa trên cơ sở giá thị trường sao cho vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh
vừa đảm bảo có báo lại sau khi thoả thuận công ty đưa ra bảng báo giá các loại sản phẩm mà khách hàng đặt hàng. Nếu sự thoả thuận được giải quyết thì hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.
Việc xác định giá thành sản phẩm không phải là cơ sở để xác định giá sản phẩm mà là căn cứ để xác định lợi nhuận công ty.

hinh-108

Như vậy tổng chi phí đã tập hợp được trong kỳ chính bằng tổng giá thành sản phẩm hoàn thành => Z = C

Với cách xác định đối tượng tập hợp tính giá thành sản phẩm cũng chính là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất với phương pháp tính giá thành sản phẩm như trên, có thể thấy rằng công tác tính giá thành sản phẩm của công ty thực chất là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng loại sản phẩm.

Cuối mỗi tháng đội sản xuất theo từng đơn đặt hàng trên bảng kê chi phí sản xuất để ghi vào các bảng tính giá thành của đơn đặt hàng có liên quan. Khi đơn đặt hàng đã thực hiện hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp trên bảng tính giá thành là tổng giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành. Đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì chi phí đã tập hợp được trong bảng tính giá thành là trị giá của sản phẩm đang chế tạo dở dang

hinh-109

hinh-110

Như vậy, trong tháng 5- 2008 công ty có hai đơn đặt hàng hoàn thành vào cuối tháng và đưa sản phẩm hoàn thành nhập kho với giá thành thực tế sau:

– Aó sơ mi nữ : 78.656 đồng/chiếc
– Chân váy : 79.704 đồng/chiếc
– Quần âu nữ : 98.975 đồng/chiếc
– Aó sơ mi nam : 100.555 đồng/chiế
– Quần âu nam : 100.658 đồng/chiếc

6. Kế toán giá thành của Công ty sản xuất phần mềm
– Căn cứ vào hợp đồng dịch vụ thuê thiết kế wisite, thiết kế phần mềm (phần mềm kế toán, bán hàng, hành chánh nhân sự,…) của các chủ đầu tư (công ty, cửa hàng, xí nghiệp….) với công ty thiết kế: 2 bên xác định được giá trị hợp đồng ký kết => Việc xuất hóa đơn là dựa vào biên bản nghiệm thu vê phần mềm giữa 2 bên.

Giá thành: do đặc điểm ngành nghề nên yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm của hoạt động thiết kế wisite, phần mềm là theo đợn đặt hàng=> Sản phẩm là phần mềm kế toán, bán hàng, hành chánh nhân sự, theo từng đơn đặt hàng. Yếu tố cấu tạo nên giá thành thiết kế chủ yếu là chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung

=>Do đó, ta quy ước việc tính giá thành theo phương pháp ước lựơng các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm có thể chia như sau:

+Lương = 70%
+Sản xuất chung=15%
+Lợi nhuận định mức thiết kế=15%

Ví dụ: doanh thu = 100.000.000

+Lợi nhận mục tiêu=100.000.000×15%=15.000.000
+Chi phí cần phân bổ tính giá thành=100.000.000-100.000.000×15%=85.000.000
+Lợi nhận mục tiêu=100.000.000×15%=15.000.000 sẽ trang trải cho các khoản chi phí quản lý của doanh nghiệp

– Tập hợp chi phí để tính giá thành 154 theo từng hợp đồng (đơn đặt hàng) là : 622,627 theo từng hợp đồng sản xuất ra phần mềm. Những chi phí mà không tập hợp riêng được sẽ được phân bổ theo tiêu thức hợp lý (ví dụ cụ thể là phân bổ theo chi phí nhân công của từng đơn đặt hàng)
– Giá thành SP HoànThành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ

+Chi phí Nhân công: lương cho nhân viên thiết kế hàng ngày bạn theo dõi chấm công nếu chi tiết được cho từng hợp đồng dịch vụ thuê thiết kế thiết kế wisite, thiết kế phần mềm (phần mềm kế toán, bán hàng, hành chánh nhân sự,…) thì càng tốt => Chi phí nhân công chiếm 70% yếu tố giá thành sản phẩm dịch vụ công ty bạn cung cấp.

-Chi phí: Nợ TK 622/ có TK 334, Có 3383;3384;3389
-Chi trả: Nợ TK 334/ có TK 111,112

Lưu ý: Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau:
+ Hợp đồng lao động+CMTND phô tô kẹp vào
+ Bảng chấm công hàng tháng
+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi
+ Tất cả có ký tá đầy đủ
+Đăng ký mã số thuế cho công nhân để cuối năm làm quyết tóan thuế TNCN cho họ
+Phiếu chi tiền lương + bảng lương + bảng chấm công + tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ nếu có ….=> gói lại môt cục làm căn cứ giải trình thuế sau này

= > Thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN

+ Tạm ứng:
– Dự toán chi đã được Kế toán trưởng – BGH ký duyệt
– Giấy đề nghị tạm ứng.
– Phiếu chi tiền
Nợ TK 141/ có TK 111,112
+Hoàn ứng:
-Bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) Bạn thu hóa đơn (nếu ứng tiền mua hàn, tiền phòng,…công tác,…) chứng từ có liên quan đến việc chi số tiền ứng trên => Số tiền còn thừa thì hoàn ứng, nếu thiếu tiền thì chi thêm.
Nợ TK 111,112/ có TK 141

+ Chi chi phí sản xuất chung: để phục vụ công tác thiết kế công ty bạn phải trang bị cho nhân viên vật dụng và đồ dùng phục vụ việc thiết kế : phần mềm chuyên dụng nếu có, máy vi tính, bút, thước kẻ, bàn ghế, giấy và các vật dụng khác phục vụ công việc….. những thứ này phân bổ trên tài khoản 142,242 vào các hợp đồng dịch vụ bên công ty bạn cung cấp khách hàng

Hóa đơn đầu vào:

+Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. +Hóa đơn mua vào (đầu vào) >=20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + phiếu nhập kho or biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. .=> sau này chuyển tiền kẹp thêm : – Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi

Nếu là dịch vụ:
Nợ TK 627,1331
Có TK 111,112,331…

Nếu là công cụ:
Nợ TK 153,1331/ có TK 111,112,331

Đưa vào sử dụng:
Nợ TK 142,242/ có TK 153

Phân bổ:
Nợ TK 627/ có TK 142,242
=> Hàng kỳ (cuối tháng) kết chuyển chi phí dỡ dang để tính giá thành dịch vụ
Nợ TK 154/ có TK 622,627
Lưu ý: Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ, và phân bổ vào cuối hàng tháng

+Kết thúc bàn giao phần mềm+ biên bản nghiệm thu và cho khách hàng test cho đến khi đạt yêu cầu nghiệm thu kết thúc dịch vụ=> Xuất hóa đơn

-Xuất hóa đơn hạch tóan doanh thu:
Nợ TK 111,112,131/ có 511
-Đồng thời xác định giá vốn dịch vụ:
Nợ TK 632/ có TK 154

7. Giá thành của công ty du lịch lữ hành trong nước
– Quy trình kế hoạch tổ chức tour
Công ty, tổ chức, gia đình , đoàn thể…….có nhu cầu về dịch vụ hướng dẫn tour => liên hệ công ty để được nhân viên hướng dẫn chi tiết => báo giá=> dẫn đế ký hợp đồng

+Công việc 1: Lập kế hoạch chi phí cho tour chi tiết về: nhân công, xe, quà, các khoản mang tính chất phụ, chi phí cho tour du lịch như quà tặng, trò chơi…
+Công việc 2: Thu thập danh sách khách du lịch, kiểm duyệt dự chi để hạn chế tối thiểu chi phí ko cần thiết, liên hệ và làm việc với các nhà cung cấp (khách sạn, xe khách, thuyền….) để giảm thiểu tối đa chi phí nếu có thể
-Tối thiểu liên hệ 3 nhà cung cấp để báo giá = > sẽ chọn nhà cung cấp đủ tiêu chuẩn mà nội bộ doanh nghiệp quy định.
+Công việc 3: Dựa trên bảng đăng ký danh sách người đi tour tiến hành mua bảo hiểm cho khách tour (cái này bắt buộc phải làm và phải chi)
+Công việc 4: Nhắc nhở điều hành tour phải thực hiện đúng hành trình, mọi chi phí phát sinh đều phải có hoá đơn chứng từ hợp pháp hợp lệ
+Công việc 5: Theo dõi tour du lịch. Thu thập hóa đơn chứng từ liên quan đế tour.

– Giá thành dịch vụ: Thường thì giá thành dịch vụ chiếm 85% của doanh thu của mỗi tour du lịch với các yếu tố chi phí giá thành như sau:

– Nguên vật liệu: 15% (nếu có)
– Lương nhân viên trực tiếp= 60%
– Sản xuất chung=10%
-Lợi nhuận định mức hoạt động=15%
Ví dụ: Doanh thu = 100.000.000 dịch vụ

– Lợi nhận mục tiêu=100.000.000×15%=15.000.000
– Chi phí cần phân bổ tính giá thành=100.000.000-100.000.000×15%=85.000.000
– Lợi nhận mục tiêu=100.000.000×15%=15.000.000 để trang trải cho các khoản mục chi phí của Cty

– Tập hợp chi phí để tính giá thành 154: 621, 622,627 , Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn theo từng tour của từng hợp đồng). Giá thành dịch vụ hoànThành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ

-Xu hướng theo dõi tính giá thành qua phần tạm ứng 141 cho từng tour du lịch: đây là xu hướng chung là tạm ứng tiền cho nhân viên để lo tất cả chi phí cho 1 tour du lịch đó

+Tạm ứng: nhân viên hướng dẫn trực tiếp các tour làm giấy đề nghị tạm ứng: Trong quá trình thực hiện tour thường phát sinh khoản tạm ứng chi tour của điều hành tour và trả trước của khách hàng cũng như đặt cọc tiền nhận trước phòng khách sạn, nhà hàng

– Dự toán chi đã được Kế toán trưởng – BGH ký duyệt
– Giấy đề nghị tạm ứng
– Phiếu chi tiền hoặc chứng từ ngân hàng
Nợ TK 141/ có TK 111,112

+Hoàn ứng: sau khi hoàn thành tour nhân viên phải làm quyết tóan tour
-Bảng thanh toán tạm ứng, (kèm theo chứng từ gốc) Bạn thu hóa đơn (nếu ứng tiền mua hàng, tiền phòng,…công tác,…) chứng từ có liên quan đến việc chi số tiền ứng trên => Số tiền còn thừa thì hoàn ứng, nếu thiếu tiền thì chi thêm.
-Ghi nhận chi phí tính giá thành theo từng tour

Nợ các TK 621;622;627
Có TK 141 – Tạm ứng.

-Thu lại tiền còn dư của tạm ứng

Nợ TK 111,112/ có TK 141

-Sau khi kết thúc tour thì kế toán kết chuyển 621;622;627 của từng tour vào 154 để tập hợp giá thành và xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu và giá vốn. Mỗi 1 tour sẽ tập hợp riêng được 621;622;627;154 cho từng tour nên việc tính giá thành của Cty tour du lịch thì đơn giản.
(Những tour nào mà cuối tháng chưa quyết toán được thì treo tại tài khoản 14 tạm ứng, nên 154 không có dịch vụ dở dang cuối kỳ. trong trường hợp là đã quyết toán tạm ứng rồi nhưng chưa xuất hóa đơn thì lúc đó sẽ có 154 dở dang cuối kỳ của những tour mà chưa xuất hóa đơn).

8. Giá thành của ngành dịch vụ thiết kế bản vẽ
– Căn cứ vào hợp đồng dịch vụ thiết kế bản vẽ của các chủ đầu tư đặt: công trình nhà dân dụng, công nghiệp, xưởng sản xuất, ….với công ty: 2 bên ký hợp đồng, nghiệm thu và xuất hóa đơn.

– Giá thành: do đặc điểm ngành nghề nên yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là hoạt động thiết kế => sản phẩm là các bản vẽ . tập hợp lương nhân viên , kỷ sư thiết kế , chi phí phục vụ cho thiết kế: bút, thước, giấy, ghim, kẹp…. => Giá thành thiết kế do đó yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là nhân công và chi phí sản xuất chung

-Tập hợp chi phí để tính giá thành 154 là : 622,627 , Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): Giá thành SP hoànThành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ

=>Do đó, ta có thể ước được khoản lãi của từng hợp đồng này là 15%. Những khoản chi phí nhân công và sản xuất chung chiếm 85% trở xuống.

-Lương = 70%
-Sản xuất chung=15%
-Lợi nhuận định mức thiết kế=15%

Ví dụ: Doanh thu = 100.000.000
Lợi nhận mục tiêu=100.000.000×15%=15.000.000
Chi phí cần phân bổ tính giá thành=100.000.000-100.000.000×15%=85.000.000

=> Lợi nhuận mục tiêu này sẽ cân đối những khoản chi phí hoạt động của doanh nghiệp như chi phí quản lý (thuê mặt bằng, điện, internet,,,),

+Chi phí nhân công: lương cho nhân viên thiết kế hàng ngày bạn theo dõi chấm công nếu chi tiết được cho từng hợp đồng dịch vụ thuê thiết kế bản vẽ thì càng tốt => Chi phí nhân công chiếm 70% yếu tố giá thành sản phẩm dịch vụ công ty bạn cung cấp.

-Chi phí: Nợ TK 622/ có TK 334, 3383,3384,3389
-Chi trả: Nợ TK 334/ có TK 111,112

Lưu ý: Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau

+ Hợp đồng lao động+CMTND phô tô kẹp vào
+ Bảng chấm công hàng tháng
+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi
+ Tất cả có ký tá đầy đủ
+Đăng ký mã số thuế cho công nhân để cuối năm làm quyết tóan thuế TNCN cho họ

= > Thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN
+Hàng tháng: Phiếu chi tiền lương hoặc bảng kê tiền lương chuyển khoản cho nhân viên, chứng từ ngân hàng + Bảng lương + Bảng chấm công + Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ nếu có ….=> Kẹp chung với nhau thành 1 bộ chứng từ

Chú ý:
-Nếu ký hợp đồng dưới 3 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có các lập bảng kê 23 để tạm không khấu trừ 10% của họ nhưng phải có MST thu nhập cá nhân tại thời điểm cam kết.
-Nhưng ký >= 3 tháng lại rơi vào ma trận của BHXH

Căn cứ Tiết khoản i, Điểm 1, Điều 25, Chương IV Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/7/2013 quy định :“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”

+ Chi chi phí sản xuất chung: để phục vụ công tác thiết kế công ty bạn phải trang bị cho nhân viên vật dụng và đồ dùng phục vụ việc thiết kế : phần mềm vẽ chuyên dụng nếu có, máy vi tính, bút, thước kẻ, bàn ghế, giấy và các vật dụng khác phục vụ công việc….. những thứ này phân bổ trên tài khoản 142,242 vào các hợp đồng dịch vụ bên công ty bạn cung cấp khách hàng

Hóa đơn đầu vào:

+Hóa đơn mua vào (đầu vào) < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. +Hóa đơn mua vào (đầu vào) >=20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hạch toán) + phiếu nhập kho or biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. .=> sau này chuyển tiền kẹp thêm : – Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi

Nếu là dịch vụ:

Nợ TK 627 (chi tiết cho từng tiểu khoản) ,1331
Có TK 111,112,331…

Nếu là công cụ:
Nợ TK 153,1331/ có TK 111,112,331

Đưa vào sử dụng thì chuyển từ 153 sang 142 hoặc 242
Nợ TK 142,242/ có TK 153
Sau đó định kỳ phân bổ:
Nợ TK 627/ có TK 142,242

=> Hàng kỳ (tháng) kết chuyển chi phí 622;627 vào 154 để tính giá thành dịch vụ
Nợ TK 154/ có TK 622,627 (Nhớ là 154 sẽ tập hợp riêng cho từng đơn hàng là bản vẽ). 622 và 627 có thể phân bổ vào giá thành của từng đơn hàng theo doanh số của từng đơn hàng.

+Kết thúc bàn giao bản vẽ và nghiệm thu=> Bên bán xuất hóa đơn

-Xuất hóa đơn hạch tóan doanh thu: Nợ TK 111,112,131/ có 511,33311
-Đồng thời xác định giá vốn dịch vụ: Nợ TK 632/ có TK 154

(Những bản vẽ nào chưa hoàn thành thì sẽ ở lại tài khoản 154 và lúc này phải chi tiết cho được 154 của những hợp đồng nào chưa hòan thành)

9. Giá thành ngành dịch vụ bảo vệ
– Căn cứ vào hợp đồng dịch vụ thuê bảo vệ của các công ty, cửa hàng, xí nghiệp….với công ty: xác định được giá trị hợp đồng ký kết=> Xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu cũng như giá vốn theo như thỏa thuận trong hợp đồng

– Giá thành: do đặc điểm ngành nghề bảo vệ nên yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là nhân công và chi phí sản xuất chung
– Tập hợp chi phí để tính giá thành 154 là : 622,627 , Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): Giá thành dịch vụ hoàn thành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ

=> Để cấu thành nên giá thành thiết kế do đó yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là nhân công và chi phí sản xuất chung

+Chi phí nhân công: lương cho bảo vệ là người bên công ty bạn cung cấp và điều động cho khách hàng, do đó hàng ngày bạn theo dõi chấm công của tổ đội, cá nhân bảo vệ ở các công ty, xí nghiệp, cửa hàng nơi thuê dịch vụ bảo vệ của công ty bạn chi tiết cho những người thực hiện hợp đồng dịch vụ bảo vệ đó

-Chi phí: Nợ TK 622/ có TK 334; có 3383;3384;3389
-Chi trả: Nợ TK 334/ có TK 111,112

Lưu ý: Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau

+ Hợp đồng lao động+CMTND phô tô kẹp vào
+ Bảng chấm công hàng tháng
+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi
+ Tất cả có ký tá đầy đủ
+Đăng ký mã số thuế cho công nhân để cuối năm làm quyết tóan thuế TNCN cho họ
= > Thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN
+Hàng tháng: Phiếu chi tiền lương or bảng kê tiền lương chuyển khoản cho nhân viên, chứng từ ngân hàng + Bảng lương + Bảng chấm công + Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ nếu có ….=> Kẹp chung lại thành một bộ hồ sơ chuẩn

Chú ý:
-Nếu ký hợp đồng dưới 3 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có các lập bảng kê 23 để tạm không khấu trừ 10% của họ, nhưng phải có MST TNCN tại thời điểm làm cam kết 23

-Nhưng ký >= 3 tháng lại rơi vào ma trận của BHXH

Căn cứ Tiết khoản i, Điểm 1, Điều 25, Chương IV Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/7/2013 quy định :“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”

+ Chi chi phí sản xuất chung: để phục vụ công tác bảo vệ công ty bạn phải trang bị cho người lao động các vật dụng, đồ bảo hộ lao động theo đúng chức năng ngành nghề : bộ đàm, dùi cui, súng điện, còng số 8, mủ, quần áo lao động dành riêng cho ngành bảo vệ….. những thứ này phân bổ trên tài khoản 142,242 vào các hợp đồng dịch vụ bên công ty bạn cung cấp
Hóa đơn đầu vào:

+Hóa đơn mua vào (đầu vào) < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. +Hóa đơn mua vào (đầu vào) >=20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + phiếu nhập kho or biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. .=> sau này chuyển tiền kẹp thêm : – Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi

Nếu là dịch vụ:

Nợ TK 627,1331
Có TK 111,112,331…

Nếu là công cụ:

Nợ TK 153,1331/ có TK 111,112,331

Đưa vào sử dụng:
Nợ TK 142,242/ có TK 153

Phân bổ:
Nợ TK 627/ có TK 142,242
=> Hàng kỳ kết chuyển chi phí 622;627 vào 154 để tính giá thành dịch vụ
Nợ TK 154/ có TK 622,627
(Lưu ý: Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng. Nhưng hợp đồng nào mà chưa xuất hóa đơn thì chi phí nhân công cũng như sản xuất chung liên quan đến hợp đồng đó thì treo lại tài khoản 154)

+Cuối tháng xuất hóa đơn hoặc định kỳ tùy theo thỏa thuận trên hợp đồng với khách nhưng thông thường là cuối tháng xuất hóa đơn giao khách hàng

-Xuất hóa đơn hoạch tóan doanh thu: Nợ TK 111,112,131/ có 511,33311
-Đồng thời xác định giá vốn dịch vụ: Nợ TK 632/ có TK 154

10. Giá thành của Công ty tổ chức sự kiện
+Giá thành: do đặc điểm ngành nghề nên yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là hoạt động dịch vụ tổ chức sự kiện theo yêu cầu của từng khách hàng. Nên tập hợp chi phí của sự kiện theo từng hợp đồng của khách hàng. Những sự kiện nào mà cuối tháng chưa thực hiện xong thì còn dỡ dang cuối tháng
Yếu tố cấu tạo nên giá thành nguyên vật liệu (621), yếu tố nhân công(622), yếu tố sản xuất chung(627)

+Tập hợp chi phí để tính giá thành 154 theo từng đơn đặt hàng là : 621, 622,627: Giá thành SP dịch vụ hoànThành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ

+ Cơ cấu giá thành dịch vụ tổ chức sự kiện: Thường giá thành của dịch vụ tổ chức sự kiện như sau:

– Nguyên vật liệu: 30%
-Lương nhân viên trực tiếp= 60%
-Sản xuất chung=10%
-Lợi nhuận định mức hoạt động=15%

Chi phí vật liệu (152): baner, tờ rơi quảng cáo, băng rôn, bánh trái, nước ngọt, bia giải khát, khăn, hoa quả tươi, thực phẩm ăn uống….( có hóa đơn ,hợp đồng )….
Hóa đơn mua vào (đầu vào) < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. Hóa đơn mua vào (đầu vào) >=20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + phiếu nhập kho or biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. .=> sau này chuyển tiền kẹp thêm : – Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi
+Vật liệu Qua kho:

Nợ TK 152
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 331
(Giá nhập kho nguyên vật liệu, hàng hóa:Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm = Giá mua ghi trên hoá đơn, thuế nhập khẩu phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu phải nộp (nếu có) + chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,. . . nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có):

– Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên liệu, vật liệu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào khi mua nguyên liệu, vật liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí gia công,. . . được khấu trừ và hạch toán vào Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” (1331).

+Xuất thẳng xuống không qua kho:
– Để đơn giản hóa kế tóan thường đưa yếu tố cấu thành chi phí nguyên vật liệu được đưa trực tiếp vào TK 621 ko cần thông qua tài khoản 152 nhập kho vì chỉ trước ngày tổ chức một ngày các yếu tố: baner, tờ rơi quảng cáo, bánh trái, nước ngọt, bia giải khát, khăn, hoa quả tươi, thực phẩm ăn uống….( có hóa đơn ,hợp đồng )…. Có thể mới được mua sắm nên ko cần thiết nhập kho

-Hoặc những mặt hàng ko cần qua kho như mua thực phẩm ở chợ như: rau củ, quả, thịt cá, ….những mặt hàng này cũng xuất luôn ko cần qua kho với những mặt hàng này có thể lập bảng kê thu mua hàng hóa không cần hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán lẻ tức hóa đơn Thông Thường do chi cục thuế cấp bán

Nợ TK 621 (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
Có TK 152 (SL*giá xuất kho nguyên vật liệu có thể áp dụng 1 trong 4 phương pháp)

Chi phí Nhân công:
Nhân viên chính thực và thời vụ doanh nghiệp: lương nhân viên trực tiếp phục vụ công tác tổ chức sự kiện tại địa điểm nơi khách hàng sẽ tổ chức được theo dõi hàng ngày và chấm công, đối với trường hợp ko thể theo dõi có thể phân bổ theo các tiêu chí thích hợp => Thường chi phí nhân công chiếm 60% yếu tố giá thành sản phẩm dịch vụ tổ chức mà công ty sẽ tổ chức. Thường thì nếu chi phí nhân công tập hợp riêng được cho sự kiện nào thì tập hợp vào sự kiện đó, nếu không tập hợp riêng thì phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu được tập hợp riêng cho từng sự kiện

-Chi phí: Nợ TK 622,627,6421/ có TK 334
-Chi trả: Nợ TK 334/ có TK 111,112

anh-52

+Dựa vào bảng trên trích bảo hiểm các loại theo quy định (tính vào chi phí) 23% lương đóng bảo hiểm (BHXH 18%, BHYT 3%, BHTN 1%, BHCĐ 2%)

Nợ TK 622,627,642
Có TK 3382 (BHCĐ 2%)
Có TK 3383 (BHXH 18%)
Có TK 3384 (BHYT 3%)
Có TK 3389 (BHTN 1%)

+Trích bảo hiểm các loại theo quy định và tiền lương của người lao động

Nợ TK 334 (10,5%)
Có TK 3383 (BHXH 8%)
Có TK 3384 (BHYT 1,5%)
Có TK 3389 (BHTN1%)

+Nộp các khoản bảo hiểm theo quy định

Nợ TK 3382 (BHCĐ 2%)
Nợ TK 3383 (BHXH 26%)
Nợ TK 3384 (BHYT 4,5%)
Nợ TK 3389 (BHTN 2%)
Có TK 112 (34,5%)

+Tính thuế thu nhập cá nhân (nếu có)

Nợ TK 334
Có TK 3335

Lứu ý: Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau của phần tiền lương

+ Hợp đồng lao động+CMTND phô tô kẹp vào
+ Bảng chấm công hàng tháng
+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi
+ Tất cả có ký tá đầy đủ (nếu chuyển khoản thì không cần chữ ký)
+Đăng ký mã số thuế cho công nhân để cuối năm làm quyết tóan thuế TNCN cho họ
= > Thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN

Chú ý:
-Nếu ký hợp đồng dưới 3 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có các lập bảng kê 23 để tạm không khấu trừ 10% của họ. Nhưng phải có MST TNCN tại thời điểm làm cam kết 23
-Nhưng ký > =3 tháng lại rơi vào ma trận của BHXH

Đối với hợp đồng dịch vụ: đó là chi phí thuê các ca sĩ, diễn viên múa, hoặc Người dẫn chương trình, hay còn gọi là em-xi (MC)
Để là chi phí hợp lý:

– Hợp đồng dịch vụ, thanh lý hợp đồng nếu có, CMND
– Chứng từ thanh toán có chữ ký của những người có liên quan

Chi chi phí sản xuất chung: để phục vụ công tác sự kiện phải có các vật dụng công cụ trợ giúp : bàn ghế, thiết bị đèn điện chiếu sáng, loa, âm ly, công cụ làm nhà bạt che năng mua, thiết bị vãi phông lớn …..quần áo vật dụng giày dép, găng tay… cho những lao động và nhân viên trực tiếp được điều hành cung ứng dịch vụ cho khách hàng có lô gô hoặc khác theo mẫu yêu cầu thiết kế của công ty, những thứ này phân bổ trên tài khoản 142,242 vào các hợp đồng dịch vụ bên công ty bạn cung cấp khách hàng. Thường thì nếu chi phí sản xuất chung tập hợp riêng được cho sự kiện nào thì tập hợp vào sự kiện đó, nếu không tập hợp riêng thì phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu được tập hợp riêng cho từng sự kiện
Hóa đơn đầu vào:

+Hóa đơn mua vào (đầu vào) < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. +Hóa đơn mua vào (đầu vào) >=20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + phiếu nhập kho or biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. .=> sau này chuyển tiền kẹp thêm : – Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi

Nếu là dịch vụ:
Nợ TK 627,1331
Có TK 111,112,331…

Nếu là công cụ:
Nợ TK 153,1331/ Có TK 111,112,331
Đưa vào sử dụng:
Nợ TK 142,242/ Có TK 153

Phân bổ:
Nợ TK 627/ Có TK 142,242
=> Hàng kỳ kết chuyển chi phí dỡ dang để tính giá thành dịch vụ
Nợ TK 154/ Có TK 622,627
(Lưu ý: Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng)

+Kết thúc hòan thành dịch vụ theo từng hợp đồng hoặc theo từng đơn đặt hàng, phiếu đặt hàng….

– Hợp đồng kinh tế ( kèm báo giá hoặc dự tóan chi phí đi kèm được chủ đầu tư chấp thuận)
– Bảng quyết tóan khối lựơng và giá trị đề nghị thanh toán
– Hóa đơn GTGT
– Thanh lý hợp đồng
– Giấy đề nghị thanh tóan
Nợ TK 111,112,131/ TK có 511,33311

Biễu mẫu tính giá thành mẫu của trường hợp, Cty tổ chức sự kiện theo từng hợp đồng như sau:
anh-51

 

Nguồn: An Tâm

TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT

Cơ sở 1: Số 3E3, Tập Thể Đại Học  Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tư vấn: 04.6652.2789           hoặc               0976.73.8989

Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán: Click vào đây xem chi tiết

 

tính giá thành sản phẩm

 

giam hoc phi tin van phong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Comments

comments