Site icon Trung tâm đào tạo tin học kế toán Tri Thức Việt – Địa chỉ học tin văn phòng, kế toán tốt nhất Hà Nội

Hướng dẫn kê khai thuế GTGT trên HTKK bằng hình ảnh minh họa

Hướng dẫn kê khai thuế GTGT trên HTKK bằng hình ảnh minh họa

Hướng dẫn lập tờ khai Thuế GTGT bằng hình ảnh trên HTKK
Đây là một trong những bài học của Lớp kế toán tổng hợp thực hành, Lớp thực hành khai báo thuế và Lớp kế toán thực hành thực tế. Bài viết này sẽ giúp cho các bạn nắm rõ về cách thực hiện Kê khai thuế GTGT trên phần mềm HTKK cũng như cách kê khai qua mạng

Nội dung của bài giảng gồm
1. Văn bản pháp luật
2. Cách tính thuế GTGT theo 1 trong 2 phương pháp
3. Đối tượng tính thuế theo khấu trừ và theo trực tiếp
4. Điều kiện khấu trừ thuế VAT đầu vào?
5. Thời gian kê khai và thời gian nộp thuế GTGT
6. Hướng dẫn cách kê khai thuế GTGT trên phần mềm HTKK
7. Hướng dẫn cách kết xuất file ra dạng XML và kê khai qua mạng

1) Văn bản pháp luật:
• TT219/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 hướng dẫn về thuế GTGT
• TT119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 219
• TT151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 219
• TT156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn về Luật quản lý thuế
• TT26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 hướng dẫn Nghị định 12 chi tiết thi hành luật thuế
• Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 xử phạt vi phạm hành chính thuế

2) Cách tính thuế GTGT
Có 2 phương pháp tính thuế GTGT phải nộp trong tháng hoặc quý:

Cách 1: Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu .

Thuế GTGT phải nộp hàng tháng hoặc quý=Doanh thu (1)*Tỷ lệ thuế GTGT (2)
(Khi nào tháng và khi nào quý, sẽ đề cập tại phần tính theo khấu trừ)
(1) Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hoá, dịch vụ thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

(2) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

+Sau khi tính ra số thuế VAT đầu ra hàng tháng hoặc quý trên tờ khai thuế GTGT như sau:

Kế toán sẽ dựa vào tờ khai, thuế GTGT tại dòng Tổng số thuế GTGT phải nộp là 5.000.000 để hạch toán nghiệp vụ
       Nợ 511: 5.000.000
       Có 33311: 5.000.000
Sau đó, kế toán lấy tiền đi nộp thì kế toán dựa vào giấy nộp tiền vào NSNN hạch toán
       Nợ 33311: 5.000.000
       Có 111,112:5.000.000

Lưu ý: Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hoá, dịch vụ THÌ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN BÁN HÀNG (theo như Điều 5 của TT119/2014). .

Cách 2: Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

+ Tức là hóa đơn đầu GTGT đầu vào sẽ được hạch toán bên nợ 133. Và hóa đơn GTGT đầu ra sẽ được hạch toán bên có 33311. Và phương pháp này doanh nghiệp áp dụng phổ biến, nên chúng ta sẽ dành thời gian nhiều để nói về phương pháp này.

Thuế GTGT phải nộp hàng tháng hoặc quý=Thuế GTGT đầu ra phát sinh trong tháng hoặc quý TK bên Có 33311 TRỪ (Thuế VAT đầu vào được phát sinh trong tháng hoặc quý +Thuế VAT đầu kỳ Bên Nợ của TK 133)=Chữ A

+ Xác định kê khai thuế GTGT theo Tháng hay theo Quý và Chu kỳ ổn định kê khai theo Quý và theo tháng:(Theo TT151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014. Tức từ quý 4/2014 trở đi)

Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống. (Trước đây là 20 tỷ)

Ví dụ 1 tham khảo:

Lưu ý 2:

Ví dụ 2 tham khảo:Năm 2015 cty đủ điều kiện là kê khai theo quý (vì dựa vào doanh thu của năm 2014 hoạt động đủ 12 tháng và doanh thu <= 50 tỷ) nhưng doanh nghiệp muốn kê khai thuế GTGT theo tháng thì doanh nghiệp phải nộp mẫu 07GTGT chậm nhất là vào kỳ kê khai thuế GTGT tháng đầu tiên của năm 2015 (tháng 1/2015) là chậm nhất ngày 20/2/2015

CÁCH XÁC ĐỊNH DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CỦA NĂM TRƯỚC LIỀN KỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG KÊ KHAI THUẾ GTGT THEO QUÝ

+ Chu kỳ kê khai thuế GTGT theo Quý
Việc thực hiện khai thuế theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịchổn định theo chu kỳ 3 năm. Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính kể từ ngày 01/10/2014 đến hết ngày 31/12/2016. Vậy chu kỳ tiếp theo là từ 2017-2019

– Giải thích chữ A
+Nếu A>0: thì trong tháng hoặc quý này công ty phải nộp thuế GTGT.
Tức là lúc này trên sổ sách giữa 2 tài khoản 133 và tài khoản 33311 thì chỉ có tài khoản 33311 có số dư cuối kỳ (tháng hoặc quý) bên có.=> Cty phải lấy tiền đi nộp thuế GTGT tại ngân hàng được chỉ định bên kho bạc nhà nước của Chị cục thuế quản lý công ty.
Ví dụ 4 tham khảo: Tháng 1/2015, có phát sinh như sau:

+Nếu A<0: thì trong tháng hoặc quý này công ty không phải nộp thuế GTGT.

+Nếu A=0: Cty cũng không phải nộp thuế,

Ví dụ 6 tham khảo: Tháng 1/2015, có phát sinh như sau:

–  Vậy bên có của tài khoản 33311 dựa vào đâu và Bên nợ 133 dựa vào đâu để hạch toán???

Lưu ý: Hoá đơn giá trị gia tăng là loại hoá đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. (Theo Điều 5 của TT119/2014).

3. Đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp
3.1 Đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

3.2 Đối tượng áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
+ Hiện tại gần như doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nên chúng ta không tập trung vào phương pháp trực tiếp mà sẽ tập trung 100% vào phương pháp tính thuế GTGT theo khấu trừ. Bởi vì sau này chung ta đi làm thì công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Một vài trường hợp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp mà các bạn có thể tham khảo.

4) Một hóa đơn VAT đầu vào phải thỏa mãn điều kiện gì thì mới được thuế chấp nhận cho khấu trừ (tức là chấp nhận cho hạch toán vào bên Nợ 133)???

Trả lời:
=> Hợp pháp
Hóa đơn đó có giá trị sử dụng, tức là hóa đơn đó đã được thông báo phát hành và sau đó 5 ngày thì mới được sử dụng

Do đó, khi cầm trên tay tờ hóa đơn thì các bạn cần phải biết và tra cứu xem là hóa đơn này đã làm thông báo phát hành hóa đơn hay chưa bằng cách vàowww.tracuuhoadon.gdt.gov.vn để tra cứu. Các bạn có thể vào www.ketoanantam.comchọn mục tinbai rồi từ đó bấm chữ tìm kiếm và gõ từ khóa “tra cứu hóa đơn” để tìm bài viết về vấn đề này nhé.

Ví dụ 8 tham khảo: các bạn hãy tra cứu hóa đơn đầu vào được mua từ Công ty TNHH Đào tạo An Tâm với những thông tin như sau:
– MST: 0312581896
– Mẫu số: 01GTKT3/001
– Ký hiệu hóa đơn: AT/14P
– Số hóa đơn: 0000001

=>Hợp lệ: Theo Điểm 15 Điều14 của TT219 như sau:

Cụ thể minh họa 1 tờ hóa đơn như sau để tham khảo tính hợp lệ của hóa đơn

Lưu ý: Nếu hóa đơn GTGT từ 20 triệu trở lên (theo quy định của TT219 và TT119) thì phải có

Lưu ý 1: Trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.=> Do đó, nếu mua nhiều lần trong cùng 1 ngày của 1 nhà cung cấp mà mỗi lần mua dưới 20 triệu đồng nhưng công lại nhiều lần mua của cùng 1 ngày của 1 nhà cung cấp mà từ 20 triệu trở lên thì bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì mới được khấu trừ VAT đầu vào.
Ví dụ 9 tham khảo:

Lưu ý 2:

   =>Và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 4 Điều 15 của TT219.

  Khoản 4 của Điều 15 TT219 như sau:
Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:

a) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữagiá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thìphải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hoá, dịch vụ mua vào với hàng hoá, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.

Ví dụ 10 tham khảo: Cty A bán hàng cho Công ty B là 50 triệu ngày 1/1/2015
Ngày 2/1/2015 Cty A mua hàng của Cty B là 40 triệu. Và giữa hai hợp đồng mua bán này có điều khoản là thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa dịch vụ mau vào và giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra nên việc bù trừ này cũng được gọi là thanh toán qua ngân hàng (Nhớ là phải có biên bản cấn trừ công nợ) : Nợ 331B Có 131B: 40.000.000. Sơ đồ như sau:
b) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.
Ví dụ 11 tham khảo: Cty A ngày 1/5/2015 có vay tiền của Cty B là 30 triệu. Và 30 triệu này Cty B chuyển khoản từ tài khoản Cty B sang Cty A
Ngày 5/5/2015 có bán hàng cho Cty B là 40 triệu và trong hợp đồng có điều khoản là Cty B sẽ bù trừ tiền vay với khoản tiền mua chịu. Ngày 5/5/2015, hai bên làm biên bản bù trừ công
Giải

c) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật.
Ví dụ 12 tham khảo:

Giải:

Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng”.

=>Hợp lý

Ví dụ 13 tham khảo:

5) Thời gian kê khai và nộp thuế theo tháng và theo Quý

6) Hướng dẫn kê khai thuế GTGT trên HTKK
Vậy để kê khai thuế GTGT trên HTKK thì các bạn phải làm như sau:

Lưu ý:Hóa đơn bán hàng (Hóa đơn tài chính nhưng không có dòng thuế suất) mua vào không được kê khai trên phần mềm HTKK

Ví dụ: Cty TNHH TM DV SX Thịnh Phát TPC. Chuyên kinh doanh thương mại mặt hàng phụ tùng xe ô tô với mặt hàng này chịu thuế GTGT là 10%.
MST: 0310972830
Địa chỉ: 311-G16 Lương Định Của, Phường An Phú, Quận 2, Tp.HCM

Trong tháng 1/2014 có các hóa đơn mua vào và bán ra như sau:

Yêu cầu: Hãy kê khai thuế GTGT trên phần mềm HTKK 3.3.2 bằng 2 cách của tháng 1/2014. Các bạn hãy kê khai Cách kê khai trực tiếp trên HTKK và cách kê khai tải bảng kê vào HTKK. Đồng thời kết xuất file XML và kê khai qua mạng.

Biết rằng: Ngày lập tờ khai là ngày 10/02/2014. Người ký tờ khai là Nguyễn Văn Anh. Năm tài chính là từ 01/01 đến 31/12. Cty do Chi cục thuế Quận 2 quản lý. Công ty kế khai thuế GTGT theo tháng.

Giải:
+ Cách 1: Cách kê khai trực tiếp trên HTKK
Bước 1: Mở phần mềm HTKK và chọn MST của Cty, sau đó bấm nút đồng ý

Bước 2: Sau khi bấm nút đồng ý thì màn hình hiện ra như hình ảnh bên dưới và các bạn gõ vào những mục có dấu * y hệt như hình bên dưới (Thông tin được lấy từ giấy phép của công ty để ghi vào các mục dấu *)

Lưu ý: muốn gõ được tiếng việt các bạn phải mở Unikey lên và chọn như hình bên dưới thì các bạn sẽ gõ được tiếng việt

Bước 3: Sau khi làm xong bước 2 thì bấm nút Ghi và Chọn như hình bên dưới

Bước 4:
Sau khi làm xong Bước 3 thì sẽ thấy hình bước 4 và chọn như hình bên dưới
Bước 5: Sau khi làm bước 4 thì hình sẽ hiện ra như hình bên dưới và chúng ta lần lượt kê khai vào từng phụ lục để có kết quả của Tờ khai thuế GTGT như mong muốn.

+ Kê khai vào sheet PL01-1 (Bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra):

Giải thích từng chỉ tiêu trước khi chúng ta gõ vào thực hành HĐ GTGT của Cty

Lưu ý: Và Nếu Cty kinh doanh mặt hàng không chịu thuế thì VAT đầu vào sẽ không được khấu trừ tức là đầu vào sẽ không kê khai vào phụ lục 01-2 (Lúc này kế toán không hạch toán 133 mà sẽ hạch toán thuế VAT đầu vào hạch toán vào chi phí hoặc vào 242 hoặc vào 211). Làm sao biết cty kinh doanh mặt hàng chịu thuế hay không chịu thuế GTGT thì các bạn xem Điều 4 của Thông tư 219/2013. Lưu ý Cty kinh doanh mặt hàng ko chịu thuế vẫn phải kê khai thuế GTGT định kỳ tháng hoặc quý bình thường giống Cty kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT

Minh họa bằng hình ảnh

=>Đầu tiên kê khai vào phụ lục 01-1

=>Sau đó, tự động số liệu nhảy lên Tờ khai 01 như sau

Lưu ý: Với bài này thì không có kê khai vào dòng này (Vì Cty kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT là 10%)

 

 

=>Khi công ty xuất khẩu ra khỏi Việt Nam thì sẽ chịu thuế suất thuế GTGT là 0% thì kế toán phải sử dụng hóa đơn thương mạikhông phải sử dụng hóa đơn GTGT (theo như CV 1325/TCT-TCHQ ngày 14/08/2014 và CV2221/CT-TTHT ngày 17/12/2014 của Cục thuế tỉnh An Giang).

Lưu ý: Hóa đơn thương mại này do Cty tự thiết kế và không cần phải thông báo cho cơ quan thuế.

=> Mẫu hóa đơn thương mại

=>Khi Cty xuất vào khu phi thuế quan (ví dụ như khu chế xuất) thì được quyền sử dụng hóa đơn GTGT để xuất ra và thuế suất là 0% (Điểm 1 Điều 5 của TT119).
Mẫu hóa đơn GTGT mà thuế suất bằng 0% như sau:

Hình ảnh minh họa khi kê khai hóa đơn thương mại và hóa đơn GTGT trên với thuế suất 0% được kê khai như sau:
=>Đầu tiên: Kê khai vào phụ lục 01-1

=> Sau đó, số liệu tự động nhảy lên tờ khai 01

Lưu ý: Với bài này thì không có xuất khẩu, nên không kê khai vào dòng số 2 này.

Lưu ý: với bài này thì Cty kinh doanh mặt hàng chịu thuế là 10% nên không kê khai vào dòng này

Với bài này thì các bạn lấy 2 hóa đơn đầu ra bên trên để tiến hành kê khai trên HTKK với kết quả như sau:

=> Đầu tiên kê khai vào Phụ lục 01-1

=>Sau đó, số liệu của phụ lục 01-1 sẽ tự động nhảy lên tờ khai 01 như sau

+ Kê khai vào Sheet PL01-2: (Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào)
Sheet này kê khai vào thì không tự nhảy qua tờ khai 01, mà chúng ta phải tự gõ số liệu vào tờ khai chỉ tiêu 23,24,25 trên tờ khai thuế GTGT mẫu 01

=>Tức là nếu cty kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT (5% hay 10% hay là 0%) thì đầu vào được khấu trừ 100%. Chúng ta lấy toàn bộ 100% hóa đơn GTGT đủ điều kiện khấu trừ, Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước của thuế GTGT hàng nhập khẩu; Hóa đơn đặc thù thuế GTGT đã bao gồm VAT để kê khai vào dòng số 01.(Lưu ý nếu hóa đơn GTGT không đủ điều kiện được khấu trừ thì không phải kê khai. Như thế nào là hóa đơn không đủ điều kiện khấu trừ thì các bạn xem phần 4 nhỏ bên trên)

=>Nếu Cty kinh doanh mặt hàng mà không tính thuế GTGT (Tức không phải là mặt hàng không chịu thuế thì Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước của thuế GTGT hàng nhập khẩu; Hóa đơn đặc thù thuế GTGT đã bao gồm VAT; Hóa đơn GTGT đầu vào được kê khai vào mục này và được khấu trừ 100%). Bạn có thể xem CV 1829/TCT-CS ngày 20/05/2014

Lưu ý: Những hóa đơn bán hàng (hóa đơn không có dòng thuế suất); Hóa đơn GTGT không đủ điều kiện được khấu trừ; Hóa đơn đầu vào không chịu thuế GTGT thì không phải kê khai trên dòng này (Theo Điểm C Điều 1 của TT119/2014, cũng như CV 4943/TCT-CS ngày 10/11/2014 ).
Ví dụ mẫu hóa đơn không chịu thuế được viết như sau:

=>Với bài này, do Cty kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT là 10%, nên các bạn lấy toàn bộ hóa đơn GTGT đầu vào đủ điều kiện được khấu trừ (bài này không có Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước của thuế GTGT hàng nhập khẩu và không có hóa đơn đặc thù) để kê khai vào mục này. Với hình minh họa được kê khai trên HTKK như sau:

+ Đầu tiên, kế toán kê khai vào phụ lục 01-2 như hình bên dưới

Lưu ý: Cách kê khai của Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước của thuế GTGT hàng nhập khẩu nó có đặc thù so với hóa đơn GTGT đầu vào như sau:
Cách kê khai như sau:

Ví dụ mẫu để tham khảo: hình minh họa giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước của thuế GTGT hàng nhập khẩu với Giá trị tính thuế GTGT hàng nhập khẩu trên tờ khai nhập khẩu số 1700 là 591.912.080 và tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu là 59.191.208

Giải: Hình minh họa kê khai trên HTKK của phần Giấy nộp tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu như hình bên dưới

=>Sau đó, số liệu này không tự động nhảy lên trên tờ khai 01 tự động, mà chúng ta phải lấy số liệu của dòng màu vàng tổng cộng của phụ lục 01-2 để điền vào chỉ tiêu23;24;25 trên tờ khai thuế GTGT mẫu 01, với kết quả như sau

Dòng 2: Hàng hóa, dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện được khấu trừ (Với ví dụ bài này không có trường hợp này)

Ví dụ mẫu để tham khảo: Cty TNHH ABC MST: 3600252847 kinh doanh 2 mặt hàng, trong tháng 1/2015
Trong kỳ có hóa đơn tiền điện đầu vào dùng chung cho đào tạo và dịch vụ kế toán không tách riêng được của tháng 1/2015 với giá chưa VAT là 10 triệu và VAT đầu vào là 1 triệu (Đây là hóa đơn số 0000001 ngày 1/1/2015 của Cty Điện lực HCM với MST là 0312581896)

Yêu cầu: Hãy tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và kê khai trên HTKK của trường hợp trên

=>Số thuế VAT đầu vào không được khấu trừ là 1.000.000-444.444=555.556
Vậy thuế VAT đầu vào không được khấu trừ sẽ hạch toán vào chi phí trong trường hợp này là 642 (Vì đây là VAT đầu vào của tiền điện)

Kê khai trên HTKK như sau

=>Sau đó, chúng ta gõ số liệu của phụ lục 01-2 và số liệu tính thuế VAT được khấu trừ vào chỉ tiêu 23,24,25 trên tờ khai với kết quả tờ khai là

Lưu ý: Với bài này thì không có trường hợp này xảy ra. Vì công ty kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT 10%.

Dòng 3:Hàng hóa, dịch vụ dùng cho dự án đầu tư đủ điều kiện được khấu trừ thuế
Dòng này không kê khai, chỉ có những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rồi nhưng đầu tư mở rộng dự án thì thuế GTGT của hoạt động đầu tư mở rộng dự án được kê khai riêng củatờ khai 02/GTGT trên phần mềm HTKK. Sau đó sẽ xử lý số thuế GTGT của hoạt động đầu tư dự án như sau:

Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán) cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.

=>Như vậy trước sau gì thì thuế VAT đầu vào của dự án cũng được bù trừ với thuế VAT phải nộp của hoạt động SXKD nhưng chỉ được bù trừ tối đa số thuế phải nộp.

Ví dụ hình mẫu cua Tờ khai 02/GTGT như sau

Lưu ý: Với bài này không có trường hợp này xảy ra. Vì Công ty không có đầu tư xây dựng dự án

Sau khi kê khai xong 5 tờ hóa đơn đầu vào và 2 tờ hóa đơn đầu ra thì ta có kết quả của tờ khai như sau:

=>Tờ khai 01/GTGT

=>Phụ lục 01-1/GTGT

=>Phụ lục 01-2/GTGT

Lưu ý: Nếu chúng ta kinh doanh mà có bán hàng vãng lai, xây dựng, lắp đặt ngoại tỉnh

=>Theo như Điểm đ Điều 2 của TT26 sửa đổi bổ sung TT156 (Hiệu lực 1/1/2015) như sau:
“đ) Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh mà giá trị công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnhbao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên,và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính (sau đây gọi là kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh) thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.

+Vậy nếu Cty bán hàng vãng lai ngoại tỉnh, Xây dựng , lắp đặt, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh MÀ CÓ GIÁ TRỊ TỪ 1 TỶ TRỞ LÊN thì phải kê khai thuế GTGT riêng của trường hợp này và trong trường hợp này KÊ KHAI trên tờ khai 05/GTGT và sau đó nộp thuế thì lấy Giấy nộp tiền thuế để kê khai vào phụ lục 01-5 trên tờ khai 01/GTGT tại trụ sở chính

=>Theo như Điểm a Khoản 6 Điều 2 của TT26/2015
a) Người nộp thuế kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh thì khai thuế giá trị gia tăng tạm tính theo tỷ lệ 2% đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% hoặc theo tỷ lệ 1% đối với hàng hoáchịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% trên doanh thu hàng hoá chưa có thuế giá trị gia tăng với cơ quan Thuế quản lý địa phương nơi có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.
Ví dụ: để các bạn thấy rõ trường hợp xây dựng, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh
– Công ty A có trụ sở tại Hà Nội ký hợp đồng với Công ty C để thực hiện công trình được xây dựng (trong đó có bao gồm cả hoạt động khảo sát, thiết kế) tại Sơn La mà Công ty C là chủ đầu tư, giá trị công trình bao gồm cả thuế GTGT trên 1 tỷ đồng thì Công ty A thực hiện khai thuế GTGT xây dựng ngoại tỉnh đối với hợp đồng này tại Sơn La.
– Công ty A có trụ sở tại Hà Nội ký hợp đồng với Công ty Y để thực hiện công trình được xây dựng (trong đó có bao gồm cả hoạt động khảo sát, thiết kế) tại Yên Bái mà Công ty C là chủ đầu tư, giá trị công trình bao gồm cả thuế GTGT là 770 triệu đồng thì Công ty A không phải thực hiện khai thuế GTGT xây dựng ngoại tỉnh đối với hợp đồng này tại Sơn La
Ví dụ : để tham khảo các bạn thực hành trên HTKK như sau:
Tháng 2/2015, Công ty TNHH ABC (MST: 3600252847) đóng trụ sở trên địa bàn Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Cty có XD 1 Công trình tại Tỉnh Long An Trị giá 2 tỷ chưa VAT. Ngày 2/2/2015 Cty xuất GTGT về công trình tại tỉnh Long An cho khách hàng là
Cty N số hóa đơn là 0000001 trị giá chưa VAT là 2 tỷ và VAT là 200 triệu (thuế suất 10%).
Yêu cầu: hãy kê khai thuế GTGT về xây dựng vãng lãi ngoại tỉnh
Giải:
Đây là Xây dựng vãng lai ngoại tỉnh, do đó Cty ABC đóng thuế GTGT tại chi cục thuế nơi doanh nghiệp đang xây dựng công trình tại Long An là 2% trên tổng doanh thu 2 tỷ=2.000.000.000*2%=40.000.000
Bước 1: Kế toán kê khai và nộp tờ khai 05/GTGT tại chi Cục thuế tỉnh Long An nơi doanh nghiệp xây dựng công trình theo mẫu 05/GTGT như sau:

 

 

Bước 2: Sau đó, nộp thuế GTGT tại tỉnh Long An thì được ngân hàng cấp cho Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước tại tỉnh Long An, kế toán sẽ lấy giấy nộp tiền nộp vào ngân sách nhà nước tại tỉnh Long An để kê khai vào phụ lục 01-5 tại Trụ sở chính như sau:

Tiếp theo: là số liệu 40 triệu này tự động nhảy lên chỉ tiêu 39 tờ khai 01/GTGT tại kỳ kê khai tháng 2/2015 tại Trụ sở chính

Lưu ý: Với bài toán đưa ra 5 tờ hóa đơn đầu vào và 2 tờ hóa đơn đầu ra nên không có xảy ra trường hợp là bán hàng vãng lai ngoại tỉnh nên với trường hợp của bài toán này là không phải làm phụ lục 01-5.
+Cách 2: Cách kê khai từ Bảng kê mua vào và bán ra từ Excel sau đó tải bảng kê.
Cũng 5 tờ hóa đơn trên, nhưng để làm theo cách này do HTKK đã có dữ liệu kê khai sẵn do làm trực tiếp trên HTKK rồi, nên các bạn sẽ tạo một MST thuế 3600252847 với tên Công ty là ABC để thuận lợi cho vấn đề kê khai như sau:

Giải
Bước 1: Các bạn vào HTKK và tạo Mã số thuế mới là 3600252847 với tên Công ty là ABC, ngày bắt đầu năm tài chính 01/01
Bước 2:

=>Tiếp theo: Tải bảng kê mua vào và bán ra và lấy thông tin của hóa đơn GTGT mua vào (5 tờ hóa đơn mua vào) và bán ra (2 tờ hóa đơn bán ra) và điền thông tin của bảng kê mua vào và bán ra như sau:
+Điền bảng kê mua vào (Nhớ là phải đánh số thứ tự tại cột số thứ tự)

Bước 3:các bạn chọn như hình bên dưới

Bước 4: Vào màn hình kê khai thuế GTGT

Bước 5: Chọn như hình bên dưới

Màn hình hiện ra như sau:

Bước 6:

Bước 7: Vào bảng kê bán ra phụ lục 01-01/GTGT bấm vào nút tải bảng kê, như hình bên dưới

Bước 8:

7) Hướng dẫn kết xuất dữ liệu ra XML và kê khai qua mạng của thuế GTGT

Lưu ý:  Muốn xem được file XML thì các bạn vào trang www.nhantokhai.gdt.gov.vn để tải phần mềm Itax viewer mới nhất về đọc dạng file này (Góc tay phải). Xem mẫu

Cách 1: Dùng trong trường hợp các bạn kê khai trực tiếp trên HTKK phụ lục 01-1/GTGT và phụ lục 01-2/GTGT hoặc kê khai bằng cách tải bảng kê bằng excel vào HTKK

+ Vào lại tờ khai và bấm nút xóa phần phụ lục 01-01 và 01-2 đi là sau đó kết xuất thì chỉ còn đúng 1 Tờ khai.

+ Sau đó, các bạn kết xuất Tờ khai ra dạng XML (nhớ là không sửa tên file) và kê khai qua mạng theo bài “Hướng dẫn kê khai qua mạng dạng file XML bằng hình ảnh minh họa” tại trang www.ketoanantam.com\tinbai (các bạn chọn từ khóa kê khai qua mạng) sẽ hiện ra bài viết để các bạn theo dõi bài viết một cách chi tiết và cụ thể bằng hình ảnh. Và An Tâm sẽ có 1 bài viết quay Video riêng về trường hợp kê khai qua mạng để các bạn tiện theo dõi

Lưu ý: muốn lấy lại phụ lục 01-1 và phụ lục 01-2 vào HTKK thì các bạn mở tờ khai ra và chọn nút Nhập XML và chọn file lúc trước mà các bạn kết xuất file XML có cả phụ lục 01-1/GTGT và phụ lục 01-2/GTGT thì số liệu của phụ lục 01-1 và phụ lục 01-2 sẽ vào lại phần mềm HTKK.

Cách 2: Dùng cho các bạn không kê khai trực tiếp phụ lục 01-1/GTGT và 01-2 hoặc không tải bảng kê bằng excel vào HTKK thì làm như sau:
Các bạn chỉ cần lấy số liệu trên bảng kê mua vào và bảng ra file excel mà các bạn đã nhập liệu trước đó. Lấy số liệu theo từng dòng trên bảng kê để gõ tay trực tiếp vào
+ Phần I: Hàng hóa dịch vụ mua vào
Chỉ tiêu 23,24,25

+ Phần II: Hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ
Từ chỉ tiêu 26 đến 35

 

Hy vọng bài viết này sẽ giúp rất nhiều cho các bạn trong việc tự làm tờ khai thuế GTGT mà không phải lo sợ. TRI THỨC VIỆT sẽ đồng hành cùng các bạn để viết những bài viết thiết thực hơn cho các bạn. Các bạn có nhu cầu tự học kế toán mà không đến trung tâm thì các bạn có thể vào website: ketoantrithucviet.edu.vn để học. Chúc các bạn thành công

Theo An Tâm

Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tài hà nội

TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT

Cơ sở 1: Số 3E3, Tập Thể Đại Học  Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tư vấn: 04.6652.2789           hoặc               0976.73.8989

Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán: Click vào đây xem chi tiết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Comments

comments

Exit mobile version